Xây dựng cá tra chất lượng cao bắt đầu từ thị trường EU

Hội thảo nhằm trình bày kết quả hợp phần nghiên cứu về “Khung pháp lý hiện hành và ảnh hưởng đến chuỗi cung cấp cá tra” của chuyên gia EU – TS.
Siefried Bank, cũng như chia sẻ các phân tích, bài học kinh nghiệm, các khuyến nghị liên quan đến chính sách để phát triển cá tra bền vững tại Việt Nam.
Toàn bộ các nghiên cứu này mang tính độc lập, khách quan nhằm thúc đẩy việc xây dựng và phát triển ngành cá tra Việt Nam theo hướng bền vững.
Trong bài đánh giá về kết quả hoạt động của Dự án SUPA và vị trí của hoạt động nghiên cứu, khuyến nghị chính sách, ông Lê Xuân Thịnh, Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC - một đơn vị thực hiện trong dự án SUPA) cho rằng, trong chuỗi giá trị cá tra từ đầu vào cho tới XK đang phải chịu rất nhiều các loại chi phí (chưa tính đến các kênh phân phối).
Trong đó, các yếu tố cấu thành giá sản xuất như: giống, thức ăn, thuốc, lãi vay… cao, trong đó chi phí thức ăn có thời điểm chiếm tới 80% giá thành.
Tại hội thảo, TS.Siefried Bank đã đưa ra cái nhìn tổng quan về thương mại thủy sản toàn cầu, những triển vọng phát triển trong tương lai tại thị trường EU trong sự đối chiếu luật lệ Việt Nam - EU.
Đồng thời đưa ra những khuyến nghị về chính sách nhằm phát triển sản phẩm cá tra bền vững tại thị trường Châu Âu.
TS.Siefried Bank cho rằng, không thể phủ nhận cho đến nay EU vẫn đang và sẽ là thị trường quan trọng đối với cá tra Việt Nam.
Sản phẩm cá tra thịt trắng, không tanh, giá trị dinh dưỡng cao, giá cả hợp lý đang chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng Châu Âu.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, áp lực cạnh tranh với các loài cá thịt trắng như: Cá tuyết cod, cá haddock, cá minh thái Alaska, cá hake… ngay tại thị trường EU, cộng với việc bị truyền thông “bôi bẩn” đã khiến hình ảnh cá tra Việt Nam bị ảnh hưởng, giá trị NK giảm.
Để lấy lại hình ảnh và xây dựng niềm tin với người tiêu dùng Châu Âu, Chính phủ Việt Nam đang có nhiều nỗ lực để nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm tại thị trường này.
Trong đó, quy định tại Nghị định số 36/2014 về tỷ lệ mạ băng, hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phile đông lạnh là một ví dụ.
Ông Bank cho rằng, quy định này của Việt Nam là cần thiết để hướng tới phát triển sản phẩm XK bền vững cho phân khúc thị trường đích giá cao.
Hiện nay, EU không có quy định bắt buộc nào về tỷ lệ mạ băng, hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra NK, tuy nhiên người tiêu dùng lại đề cao sự công khai, minh bạch và trung thực về các thông tin, thành phần của sản phẩm.
Một số thị trường giá cao cũng khá nhạy cảm với các chất phụ gia, vấn đề xã hội, môi trường, mùi vị và danh tiếng của sản phẩm.
Ông Siefried Bank cho rằng, thị trường EU hoàn toàn có thể tăng từ 19% như hiện nay lên 40% tổng giá trị XK cá tra trong những năm tới nếu Nhà nước, các DN có những chiến lược marketing thương hiệu tốt, phân khúc thị trường, hướng đến các thị trường giá cao, chất lượng cao, bảo đảm sự công khai, minh bạch, trung thực thông tin sản phẩm trên nhãn mác, bao bì.
Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp) - DN XK cá tra lớn nhất Việt Nam, chiếm 15% tổng giá trị XK cho rằng, năm 2015 là một năm khó khăn cho tất cả DN XK cá tra.
Hiện nay, ngay thời điểm trái vụ mà cả chuỗi giá trị sản xuất cá tra đều không có lãi.
Nhà máy chế biến gặp rất nhiều khó khăn trong khi giá cá tra nguyên liệu liên tục chạm đáy.
Xoay quanh quy định về tỷ lệ mạ băng và ẩm độ, bà Khanh cho rằng, việc quy định này cần thiết để thiết lập ngưỡng sàn chất lượng sản phẩm XK.
Tuy nhiên, việc áp dụng cần thời gian để cả Nhà nước và DN, khách hàng cùng chuẩn bị.
EU là thị trường đòi hỏi chất lượng cao nhất nên Nhà nước cần lấy thị trường này làm thị trường điểm để xác lập lại chất lượng sản phẩm cá tra XK không phụ gia, khôi phục lòng tin của người tiêu dùng tại khu vực này rồi lan tỏa sang các thị trường khác.
Tuy nhiên, để xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm quốc gia cũng cần có những chính sách xúc tiến, quảng bá hiệu quả hơn của Nhà nước và chiến lược marketing sản phẩm của từng DN.
Bà Khanh kiến nghị Bộ NN và PTNT cần có những đầu tư, quan tâm nhiều hơn tới chất lượng con giống, tỷ lệ cá sống trong sản xuất cá tra.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, tổng diện tích cây điều ở Bình Phước khoảng 135.000 ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 132.575 ha. Dự kiến năng suất gần 1tấn/ ha thì sản lượng điều của tỉnh đạt hơn 132 ngàn tấn. Từ một loại cây trồng chủ lực, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên đất Bình Phước.

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm. Tình trạng giá nghêu thịt xuống thấp làm cho các xã viên HTX nuôi nghêu thương phẩm Đất Mũi lâm vào tình cảnh lao đao.

Dùng chày gỗ đập chết, để trên nền đất sau khi đánh bắt... là những nguyên nhân khiến cho cá ngừ Việt Nam khó xuất sang Nhật Bản để làm các món tươi sushi, sashimi.

Trong đó, lúa xuân 3.310,48 ha, đạt 98,53% KH; ngô đông xuân 25.290,31 ha, đạt 101,24% KH; đỗ tương 1.011,44 ha, đạt 87,82% KH; thuốc lá 3.739,56 ha, bằng 111,85% KH; mía 4.110,24 ha, đạt 96,79% KH...

Nhận thấy tiềm năng kinh tế lớn từ việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, 12 hộ nông dân ở xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội đã góp vốn để chăn nuôi lợn, gà, cá theo quy mô lớn.