Xây dựng 30 cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 2015 - 2016

Thương lái mua hành ở Cát Hải đưa đi tiêu thụ.
Vụ Mùa năm nay thời tiết diễn biến bất thường, nắng hạn gây thiếu nước ở đầu vụ, nên nhiều diện tích lúa gieo khô không sản xuất được, huyện Phù Cát đã tập trung vận động nông dân chuyển sang sản xuất các loại cây trồng cạn.
Kết quả, toàn huyện đã sản xuất 3.370 ha lúa, đạt 93,6% kế hoạch; trong đó có 2.703 ha lúa sạ vụ 3, 667 ha lúa gieo khô; đồng thời đã sản xuất hơn 1.450 ha cây trồng cạn các loại.
Nhờ tập trung chỉ đạo, điều hành sản xuất, nhất là việc quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức tốt việc điều tiết nước tưới, vận động nông dân khai thác nước ngầm để bơm tát, phòng trừ sâu bệnh kịp thời… nên các loại cây trồng phát triển khá, năng suất lúa bình quân cả vụ ước đạt 45 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha so với vụ Mùa năm trước.
Riêng trên diện tích lúa vụ 3 đã thu hoạch xong, năng suất đạt bình quân 48,6 tạ/ha; cây bắp đạt 61 tạ/ha, cây đậu phụng đạt 33 tạ/ha, cây hành 81 tạ/ha.
Kế hoạch đưa ra trong vụ ĐX 2015 - 2016, trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường, nhiều khả năng lượng mưa thấp, thiếu nước tưới, huyện tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, mùa vụ: tập trung mở rộng diện tích cây trồng cạn;
Ứng dụng các mô hình xen, luân canh có thu nhập cao; chuyển từ 3 vụ lúa sang sản xuất 2 vụ lúa/ năm; áp dụng các biện pháp kỹ thuật cao vào canh tác, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Toàn huyện phấn đấu sản xuất 7.000 ha lúa (năng suất bình quân 67 tạ/ha) và 7.500 ha cây trồng cạn chủ yếu.
Huyện chỉ đạo các địa phương phối hợp quy hoạch vùng sản xuất phù hợp; hướng dẫn nông dân sản xuất đúng thời vụ, cơ cấu giống, mật độ gieo sạ, tổ chức tập huấn kỹ thuật để nông dân nắm bắt, ứng dụng.
Chủ động nguồn lúa giống và các loại giống cây trồng để cung ứng kịp thời cho nông dân sản xuất.
Thực hiện tốt công tác dự tính dự báo sâu bệnh, hướng dẫn phòng trừ kịp thời.
Cũng trong vụ ĐX này, Phù Cát triển khai thực hiện 30 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) và cánh đồng lớn, có tổng diện tích 1.728 ha, khoảng 6.500 hộ nông dân tham gia.
Trong đó có 3 CĐML trồng đậu phụng xen mì, diện tích 150 ha; 2 CĐML trồng đậu phụng diện tích 120 ha; các CĐML sản xuất lúa, diện tích 1.458 ha.
Riêng trên 6 cánh đồng lớn, tổng diện tích 333 ha, có 1 cánh đồng sản xuất lúa giống, 2 cánh đồng trồng đậu phụng và 3 cánh đồng trồng đậu phụng xen mì, được thực hiện sản xuất liên kết theo chuỗi với sự tham gia của các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.

Ông Đỗ Chí Sĩ-Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, cho biết: Vừa gởi báo cáo bước đầu với UBND tỉnh Cà Mau về kết quả thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở Bồ Đề (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).

Ngày 8-11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” do bà Lê Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm.