Xây Dựng 2 Đội Tàu Khai Thác Cá Ngừ Theo Công Nghệ Nhật Bản

Ngày 25/9, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện triển khai thí điểm mô hình khai thác - bảo quản - thu mua - xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản.
Theo đó, giao Sở NN&PTNT xây dựng Đề án tổ chức khai thác - bảo quản - thu mua - xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản với quy mô khoảng 10 tàu, xây dựng thành 2 đội, trang bị đồng bộ thiết bị đánh bắt, bảo quản của Nhật Bản, sử dụng thùng xốp và đá ướp lạnh đạt chất lượng để bảo quản cá ngừ sau khi khai thác.
Lựa chọn mỗi đội tàu từ 1 - 2 thuyền viên, Công ty cổ phần thủy sản Bình Định chọn từ 2 - 3 cán bộ kỹ thuật để đưa sang Nhật Bản tập huấn.
Có thể bạn quan tâm

Triển khai từ năm 2014, dự án nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện ở 6 tỉnh, thành phố với 9 mô hình đã thu được kết quả khả quan.

Mặc dù thời tiết khó khăn, thị trường biến động, giá vật tư nông nghiệp cao nhưng năng xuất lúa hè thu và vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc vẫn đạt kỷ lục.

Gia đình ông Huỳnh Văn Sơn, 57 tuổi, ngụ xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có thể xem là hộ tiên phong trong mô hình trồng thử nghiệm cây phật thủ trên đất Tây Ninh (một loại cây cho trái mang tính tâm linh, biểu tượng cho bàn tay Phật được nhiều người dân chọn để thờ cúng).

Ngày 21-10, tại Khu Công nghiệp Khánh Phú (Ninh Bình), Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền và Công ty cổ phần Bình Điền - Ninh Bình (doanh nghiệp có 51% vốn góp của Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền) tổ chức Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất phân bón Bình Điền - Ninh Bình.

“Đề nghị Chính phủ quan tâm đến quy hoạch trồng lúa chất lượng cao, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xuất khẩu,…”.