Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Chuồng Trình Tường Chống Rét Cho Gia Súc

Xây Chuồng Trình Tường Chống Rét Cho Gia Súc
Ngày đăng: 25/12/2013

Là mô hình nuôi nhốt kiểu mới, song chuồng trình tường (còn gọi là chuồng đất nện) đang mang lại hiệu quả, được đồng bào vùng cao Lào Cai xem như “bảo bối” để bảo vệ đàn gia súc của họ trước mỗi mùa rét.

Cách làm mới

Theo Sở NNPTNT Lào Cai, năm 2013 toàn tỉnh có gần 150.000 con trâu, bò, trong đó trâu khoảng 120.000 con, bò gần 15.000 con. Ông Phạm Văn Quảng – Phó Trưởng phòng Chăn nuôi cho hay: Để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và giữ ấm cho đàn trâu, bò trong mùa đông khắc nghiệt, Sở NNPTNT tỉnh đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình thí điểm cải thiện môi trường, tập quán chăn nuôi đại gia súc của đồng bào vùng cao tỉnh Lào Cai”. Dự án triển khai trong 2 năm (2008 – 2010) tại 14 thôn của 4 xã thuộc 2 huyện Bắc Hà, Sapa.

Anh Phạm Quốc Hoàn – cán bộ khuyến nông xã Tả Phìn (Sapa) cho biết: Theo dự án, tỉnh hỗ trợ 50% tiền mua vật liệu xây dựng, còn lại người dân bỏ công sức ra làm. Đến nay xã đã xây dựng được trên 40 mô hình chuồng trình tường để tránh rét cho gia súc. “Thời gian đầu đi tuyên truyền, vận động đồng bào làm chuồng trình tường, bà con không hào hứng lắm, nhưng khi được cán bộ hướng dẫn cụ thể, lại mang vật liệu đến làm cùng thì đồng bào mới nghe theo” - anh Hoàn nói.

Khi chúng tôi hỏi thăm về chuồng nhốt trâu của gia đình, ông Giàng A Sùng ở xã Tả Phìn vui vẻ nói: Chuồng nhốt trâu này không khác nhiều so với chuồng nhốt cũ, cũng dễ như làm nhà thôi! Đầu tiên là chọn chỗ đất trống, làm một cái khuôn gỗ hình chữ nhật, dày khoảng 40cm, còn chiều dài bao nhiêu thì tùy thuộc vào số lượng trâu.

Có khuôn rồi thì lấy đất nện vào đó để làm tường, rồi lợp mái vào là xong... Anh Hoàn cho biết thêm: Chuồng trình tường được phát triển từ kiến trúc nhà ở trình tường của đồng bào Mông nơi đây. Nhà dựng không có bê tông cốt thép, tường đúc bằng đất dày khoảng 40cm, mái lợp prôxi măng. Chuồng trình tường luôn đảm bảo ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Bảo bối giữ “đầu cơ nghiệp”

Trao đổi với phóng viên, ông Quảng cho biết: Song song với việc hỗ trợ xây dựng chuồng trại cho đồng bào, tỉnh Lào Cai luôn chỉ đạo các xã, huyện phải đặc biệt coi trọng công tác hướng dẫn và giúp đỡ đồng bào cách thức dự trữ thức ăn, tiêm phòng thường xuyên cho gia súc… Nhờ thế mà những năm gần đây, số trâu bò chết vì đói rét giảm rõ rệt. Cụ thể, mùa đông năm 2007 – 2008, toàn tỉnh có gần 19.000 con gia súc bị chết vì đói rét; 2010-2011 chết 3.299 con; đợt rét năm 2013 cũng chỉ chết gần 80 con.

“Để giữ và tránh rét cho trâu, đồng bào ở đây đã coi mô hình chuồng trình tường như là một bảo bối” - anh Hoàn nói.

Ông Lã Văn Thảo – Trưởng phòng Gia súc lớn, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết: Trình tường là mô hình chuồng tránh rét cho gia súc mới nhưng rất hiệu quả, cần nhân rộng ra phạm vi toàn tỉnh Lào Cai và các tỉnh vùng Tây Bắc, Đông Bắc.


Có thể bạn quan tâm

Mía tím Khánh Sơn Mía tím Khánh Sơn

Ngoài sầu riêng thì mía tím cũng là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa).

07/07/2015
Mô hình trồng bắp thâm canh trên đất lúa cho hiệu quả cao Mô hình trồng bắp thâm canh trên đất lúa cho hiệu quả cao

Sáng 3.7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp Trạm Khuyến nông Hoài Ân tổng kết Mô hình trồng bắp lai thâm canh trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được triển khai thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong với quy mô 3 ha, sử dụng giống SSC586, có 32 hộ nông dân tham gia.

07/07/2015
Trồng dưa hấu lấy nụ thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng/ha Trồng dưa hấu lấy nụ thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng/ha

Chuyển từ hình thức trồng dưa hấu lấy trái truyền thống, thời gian gần đây, nông dân huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thực hiện trồng dưa hấu lấy nụ cho lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha.

07/07/2015
Trồng nấm nghề mới, thu nhập cao ở Sơn Động Trồng nấm nghề mới, thu nhập cao ở Sơn Động

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh đặc thù miền núi, UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai mô hình trồng nấm. Sau gần ba năm thực hiện, từ hiệu quả kinh tế cao, nghề trồng nấm đã mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn.

07/07/2015
Nông dân Phước Sơn đầu tư máy liên hợp thu hoạch bắp Nông dân Phước Sơn đầu tư máy liên hợp thu hoạch bắp

Đầu năm 2015, gia đình chị Đỗ Thị Diễm Vân ở thôn Phước Thiện 3 (xã Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận) đầu tư 300 triệu đồng mua máy liên hợp thu hoạch bắp phục vụ sản xuất.

07/07/2015