Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xanh mặt khi chất cấm trong heo đụng đâu lòi đó

Xanh mặt khi chất cấm trong heo đụng đâu lòi đó
Ngày đăng: 11/09/2015

Các hộ chăn nuôi heo ở Tiền Giang ký cam kết không cho heo ăn chất cấm

Ngày 9-9, tại Tiền Giang và Đồng Nai, hai vùng nuôi cung cấp lượng thịt heo lớn cho TP.HCM, cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện nhiều mẫu của các trang trại nuôi heo dương tính với chất tạo nạc bị cấm. Thậm chí có mẫu vượt đến 600 lần mức cho phép.

Nhận định đây là những vụ việc nghiêm trọng, thanh tra chuyên ngành đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra làm rõ.

Kiểm đâu dính đó

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 9-9, ông Phạm Văn Chiến, chánh thanh tra Sở NN&PTNT Tiền Giang, thừa nhận việc sử dụng chất tạo nạc trong nuôi heo tại địa phương này đang ở mức báo động.

Trong 50 mẫu được thanh tra liên ngành lấy và gửi Trung tâm Thuốc thú y trung ương 2 xét nghiệm, kết quả có đến 32 mẫu của 12 hộ dương tính với chất cấm tạo nạc salbutamol. Cá biệt, có những đàn heo dương tính với chất tạo nạc salbutamol tới 1.198 ppb (cao gấp 600 lần so với ngưỡng cho phép là dưới 2 ppb).

Điều đáng nói là khi làm việc với đội xử lý của thanh tra liên ngành, chỉ có một hộ thừa nhận cho ăn chất tạo nạc và chỉ ra người cung cấp chất này, còn lại những hộ khác không thừa nhận và cho rằng chất đó có trong nguồn thức ăn.

Trong 32 mẫu của 12 hộ nuôi heo dương tính với chất tạo nạc đều là những trang trại lớn, số lượng nuôi từ 100 con/trang trại trở lên và có đăng ký chăn nuôi tại địa phương. Những đàn heo được cơ quan chức năng lấy mẫu đều đến ngày xuất chuồng, mỗi con nặng từ 85-100kg.

Còn tại Đồng Nai, thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh này cũng vừa có kết quả kiểm tra sáu trại chăn nuôi heo ở khu vực P.Long Bình, TP Biên Hòa, phát hiện ba trại có sử dụng chất salbutamol. Trong đó có trại người nuôi đã sử dụng chất này vượt ngưỡng cho phép đến 556 lần, còn lại vượt mức từ 10-24 lần.

Ước tính cả ba trại trên có tổng đàn gần 800 con. Chủ trại khai thường mua heo từ 80-100kg về nuôi, dùng chất tạo nạc cho ăn (trong vòng một tuần đến 20 ngày) để heo có trọng lượng 130 kg/con, sau đó xuất chuồng bán chủ yếu về TP.HCM.

Theo cơ quan thanh tra, đây là kết quả kiểm tra ban đầu trong kế hoạch thanh tra đột xuất hoạt động chăn nuôi heo tại các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hiện thanh tra sở cũng đã lấy mẫu thức ăn, nước tiểu tại nhiều trang trại nuôi heo tiếp tục gửi đi phân tích.

Sẽ xử lý nghiêm

Đề cập việc xử lý sau khi phát hiện các mẫu dương tính với chất tạo nạc, ông Phạm Văn Chiến cho biết: “Trước mắt, chúng tôi yêu cầu họ cam kết không cho heo ăn chất này nữa, giữ lại những đàn heo đã dương tính để cơ quan chức năng đến làm xét nghiệm, khi nào âm tính với chất cấm mới cho xuất chuồng”.

Theo đại tá Nguyễn Văn Hùng - trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an tỉnh Tiền Giang, hiện cơ quan này đã cử lực lượng tham gia đoàn liên ngành để làm việc với những hộ nuôi heo có dùng chất tạo nạc.

“Chúng tôi sẽ yêu cầu những hộ chăn nuôi heo khai đã mua chất tạo nạc ở đâu, ai cung cấp, mua bao nhiêu và cho heo ăn từ khi nào?” - ông Hùng nói thêm. Sau khi làm rõ những thông tin trên, PC46 sẽ tiến hành truy tìm, mời những đối tượng này làm việc và xử lý theo quy định của pháp luật.

Tương tự, các trại vi phạm tại Đồng Nai hiện đã được cơ quan thanh tra thông báo yêu cầu giữ đàn, chờ ra quyết định xử phạt và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai.

Trong một diễn biến khác, Chi cục Thú y TP.HCM cũng vừa gửi thông báo đến Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai yêu cầu phối hợp kiểm soát sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi.

Theo thú y TP.HCM, trong vòng một tuần qua lực lượng đã phát hiện tại các lò giết mổ nhập vào TP.HCM có sáu lô heo với số lượng gần 290 con tại các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Định Quán của tỉnh Đồng Nai có tồn dư chất tạo nạc.

Hiện Chi cục Thú y Đồng Nai đã đến các trại heo được thú y TP.HCM thông báo có tồn dư chất này để kiểm tra nguồn gốc giấy tờ và lấy mẫu nhằm kiểm tra, xử lý.

Đầu độc người dùng

Đối với heo, những chất như salbutamol, clenbuterol, ractopamin có thể giúp nuôi mau lớn, giúp chuyển hóa làm tiêu mỡ, giúp tăng khối lượng cơ (gọi là “siêu nạc”), làm màu thịt đỏ tươi hơn, nhưng tác hại gây ra khó lường.

Vì liều lượng dùng các chất tạo nạc trong chăn nuôi không lường được, nếu trộn vào thức ăn chăn nuôi bừa bãi không khác nào đầu độc con người, nếu người dùng thịt heo bị nhiễm sẽ có nguy cơ tích lũy trong cơ thể và bị ngộ độc.

Cả ba chất vừa kể đều có tác dụng phụ có hại nghiêm trọng như gây hội chứng ngộ độc (cho heo và cả cho người ăn thịt heo chứa chất tạo nạc): tim đập nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, đau cơ, buồn nôn, ói, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, gây nhiễm trùng hô hấp… PGS.TS Nguyễn Hữu Đức


Có thể bạn quan tâm

Ngành Chăn Nuôi Năm 2014 Có Dấu Hiệu Khởi Sắc Ngành Chăn Nuôi Năm 2014 Có Dấu Hiệu Khởi Sắc

Hoạt động chăn nuôi đang có dấu hiệu khởi sắc, có lợi cho người nông dân. Đó là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 2/12, tại Hà Nội.

04/12/2014
Nuôi Sò Huyết Giúp Nông Dân Làm Giàu Nuôi Sò Huyết Giúp Nông Dân Làm Giàu

Những năm gần đây, nông dân huyện Năm Căn không ngừng tìm hướng đi mới trong sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình nuôi sò huyết giờ đã trở thành phong trào và giúp nhiều nông dân có thu nhập ổn định.

15/07/2014
Gọi Lộc Bên Nhà Gọi Lộc Bên Nhà

Cầm trên tay một khay bắp hạt, bà Trần Thị Sạ bước ra bên hiên nhà dưới gọi “lộc, lộc, lộc...” cả chục chú hươu mới trưởng thành chạy ùa ra trước sân chuồng đón mừng một bữa trưa thường nhật. Bỗng có khách lạ vào tham quan, chúng ngơ ngác chạy lùi ra xa. Bà Sạ kể: “Hồi mới đưa về xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng này, nuôi nhốt hai chục con hươu (còn gọi là con lộc) trong chuồng nhà mãi đến mấy tháng sau, chúng mới quen dần tiếng gọi, tiếng chân đi của chủ nhà…”.

04/12/2014
Yên Minh Cánh Đồng Đạt 70 Triệu/ha/vụ Nhờ Trồng Lúa Japonica ĐS 1 Yên Minh Cánh Đồng Đạt 70 Triệu/ha/vụ Nhờ Trồng Lúa Japonica ĐS 1

Giống lúa năng suất, chất lượng cao Japonica ĐS 1 được trồng thử nghiệm thành công tại thôn Cốc Cai, xã Mậu Duệ (Yên Minh) trong vụ Xuân, vụ Mùa năm 2013.

15/07/2014
Giá Hồ Tiêu Lập Kỷ Lục Giá Hồ Tiêu Lập Kỷ Lục

Chúng tôi tìm đến vườn tiêu của anh Lê Văn Cương, hội viên Hội Nông dân xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước. Đập vào mắt chúng tôi là những trụ tiêu xanh um, xếp hàng thẳng tắp đang sản xuất theo quy trình VietGap.

15/07/2014