Xác Minh Thông Tin Brazil Tạm Ngừng Nhập Khẩu Thủy Sản Việt Nam

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) vừa có văn bản số 1853 /QLCL-CL1 về lệnh tạm thời đình chỉ NK thủy sản và sản phẩm thủy sản từ Việt Nam vào Brazil.
Theo Nafiqad, thời gian vừa qua, Cục đã nhận được phản ánh của một số cơ sở chế biến XK thủy sản vào Brazil về việc lô hàng thủy sản của cơ sở không được phép NK vào Brazil do Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng thực phẩm Brazil (MAPA) tạm thời đình chỉ cấp phép NK cho thủy sản và sản phẩm thủy sản từ Việt Nam theo yêu cầu của MPA.
Nguyên nhân là do đơn vị này chưa nhận được báo cáo khắc phục đối với các khuyến cáo nêu tại Báo cáo chính thức của đoàn thanh tra MPA tại Việt Nam vào tháng 3-2013.
Nafiqad cho biết, đến nay Cục chưa nhận được thông báo chính thức từ Cơ quan thẩm quyền Brazil hoặc từ Cơ quan đại diện ngoại giao của Brazil tại Việt Nam (Đại sứ quán Brazil tại Việt Nam) về việc Brazil ban hành lệnh đình chỉ NK thủy sản và sản phẩm thủy sản từ Việt Nam.
Sau khi tiếp nhận và tổng hợp thông tin về kế hoạch khắc phục từ các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT, ngày 19-9-2014, Nafiqad đã có công văn số 1806/QLCL-CL1 gửi MPA kèm theo báo cáo khắc phục đối với các khuyến cáo của MPA (văn bản được gửi bằng đường ngoại giao thông qua Đại sứ quán Brazil tại Việt Nam). Qua liên hệ, Đại sứ quán Brazil tại Việt Nam cho biết MPA đã nhận được văn bản của Cục và đang trong quá trình xem xét.
Để tránh vướng mắc trong việc XK thủy sản của Việt Nam sang Brazil, Nafiqad đã có văn bản gửi MPA đề nghị cơ quan này làm rõ thông tin liên quan đến lệnh đình chỉ nêu trên và đề nghị MPA cho phép thủy sản và sản phẩm thủy sản Việt Nam được tiếp tục NK vào Brazil trong quá trình xem xét báo cáo khắc phục.
Trong thời gian này, Nafiqad đề nghị các cơ sở chủ động liên hệ chặt chẽ với nhà NK để cập nhật thông tin và cung cấp kịp thời về Nafiqad các khó khăn vướng mắc. Ngoài ra, Nafiqad cũng đang tích cực liên hệ với các bên có liên quan để sớm có được phản hồi từ phía MPA về báo cáo khắc phục của Việt Nam và sẽ thông báo tới các cơ sở khi có thông tin chính thức.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 6 năm, ông Nguyễn Trung (khối phố Tam Cẩm, thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh) cùng hàng trăn hộ dân trong vùng đã mạnh dạn chuyển hàng chục ha đất lúa sang trồng dưa hấu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất lớn từ phía thương lái sau khi thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý ra đời.

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng trồng nhãn xuồng lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm, nhưng việc áp dụng kỹ thuật mới, xây dựng thương hiệu gắn liền với các tiêu chuẩn sản xuất an toàn chưa được thực hiện đồng bộ. Vì vậy, sức cạnh tranh của nhãn xuồng cơm vàng chưa cao và phần lớn sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa.

Bởi Bình Nghi là địa phương đầu tiên của Bình Định du nhập cây dưa hấu từ Khánh Hòa về SX trên đồng đất quê nhà, sau đó hàng ngàn người dân ở đây rủ nhau đi khắp nơi thuê đất để trồng dưa hấu. Khoảng gần 20 năm nay, cây dưa hấu trở thành nguồn sống chính của người dân ở đây.

Mặc dù có lợi thế về diện tích mặt nước và thị trường tiêu thụ nhưng hiện nay, hiệu quả nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn Hà Nội vẫn tương đối thấp do chất lượng nguồn nước suy giảm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hạ tầng thiếu và yếu...

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.