Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xác Định Sản Phẩm Chủ Lực Để Tăng Năng Lực Xuất Khẩu

Xác Định Sản Phẩm Chủ Lực Để Tăng Năng Lực Xuất Khẩu
Ngày đăng: 23/05/2014

Ngày (22/5), tại TP Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã tổ chức phiên họp của Ban Tư vấn Chương trình và các Nhóm Công tác Kỹ thuật Thông tin Thương mại lần III.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình “nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, Cục Xúc tiến thương mại là đơn vị chủ trì. Thời gian thực hiện từ năm 2013 -2017 với tổng kinh phí hơn 3.890.000 USD.

Chương trình hỗ trợ về mặt kỹ năng và kỹ thuật để nâng cao năng lực của các Trung tâm Xúc tiến Thương mại địa phương; đặc biệt là sử dụng các công cụ và phương pháp chuyên biệt nhằm khảo sát, điều tra  đi đến phát hiện điểm yếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ; đề xuất giải pháp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của DN, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và phát triển các nghành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng hưởng lợi từ chính chương trình này là các tổ chức xúc tiến thương mại và các DN vừa và nhỏ, đặc biệt là các DN có tiềm năng xuất khẩu.

Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích, chia sẽ thảo luận các sản phẩm chủ lực là thế mạnh của các địa phương,  như Đà Nẵng có thủy sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ, du lịch dịch vụ; Quảng Bình có mây tre, cao su, du lịch, thủy sản; Nghệ An có dăm gỗ, sắn, vật liệu xây dựng; Quảng Ngãi có nguyên liệu giấy, tinh bột sắt, sản phẩm cơ khí; Thừa Thiên Huế có dệt may, titan, xi măng, du lịch; Phú Yên có cá ngừ đại dương, các sản phẩm thủy sản; Lâm Đồng có chè, cà phê, nhân hạt điều, hoa, rau củ quả...

Ông Đỗ Kim Lang, phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Giám đốc Quốc gia chương trình cho biết: Đây là cuộc họp cuối của chương trình này để địa phương, DN đề xuất những sản phẩm lựa chọn, từ đó đưa ra kế hoạch xuất khẩu. Dự kiến đầu năm 2015  chương trình sẽ bắt đầu triển khai.


Có thể bạn quan tâm

Cá Chình, Cá Bống Tượng Lại Rớt Giá Ở Cà Mau Cá Chình, Cá Bống Tượng Lại Rớt Giá Ở Cà Mau

Giờ đây con cá chình, cá bống tượng là đối tượng nuôi không còn xa lạ với nông dân Cà Mau. Nghề nuôi cá đang trên đà phát triển thịnh vượng thì trong vài tháng trở lại đây, con cá chình, cá bống tượng lại rớt giá, khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn.

13/09/2012
Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thuận Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thuận

Với 3 hộ ở xã Tri Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận tham gia mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích thả nuôi trên 1 ha, với 150 vạn con giống, trong đó Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III hỗ trợ 50 vạn con.

24/09/2012
Nông Dân Huyện Mỹ Xuyên Thu Hoạch Dứt Điểm Diện Tích Lúa Trên Nền Tôm Ở Sóc Trăng Nông Dân Huyện Mỹ Xuyên Thu Hoạch Dứt Điểm Diện Tích Lúa Trên Nền Tôm Ở Sóc Trăng

Năm 2012, diện tích tôm nuôi của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) bị thiệt hại trên 8.600 ha, chiếm 49,6%, vì thiếu vốn nên nông dân khó có thể lấp lúa trên nền tôm. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm sú bị thiệt hại, kết hợp vốn hỗ trợ sản xuất chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã hỗ trợ giống lúa đặc sản ST5 cho tất cả hộ nghèo và hộ cận nghèo ở các xã vùng tôm lúa của huyện. Do đó, vụ lúa mùa 2012 – 2013, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được 11.145 ha, trong đó có hơn 75% nông dân sử dụng giống lúa ST, vì giống lúa này phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.

04/03/2013
Nhân Rộng Mô Hình Dưa Hấu VietGAP Nhân Rộng Mô Hình Dưa Hấu VietGAP

Sau 2 năm trồng thí điểm, mô hình trồng dưa an toàn theo hướng VietGAP tại thôn Thành Mỹ (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) đã đem lại kết quả khả quan. Mô hình này đang được nhân rộng ở địa phương.

28/07/2013
Mô Hình Nuôi Cá Nước Lợ Thu Trăm Triệu Mô Hình Nuôi Cá Nước Lợ Thu Trăm Triệu

Trước năm 2007, hầu hết người dân ở xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đều sống bằng nghề nuôi tôm sú nước lợ. Nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong giai đoạn 2003-2005, các vụ tôm liên tục lỗ lớn khiến nhiều bà con lâm vào cảnh khó khăn.

26/09/2012