Xác Định Sản Phẩm Chủ Lực Để Tăng Năng Lực Xuất Khẩu

Ngày (22/5), tại TP Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã tổ chức phiên họp của Ban Tư vấn Chương trình và các Nhóm Công tác Kỹ thuật Thông tin Thương mại lần III.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình “nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, Cục Xúc tiến thương mại là đơn vị chủ trì. Thời gian thực hiện từ năm 2013 -2017 với tổng kinh phí hơn 3.890.000 USD.
Chương trình hỗ trợ về mặt kỹ năng và kỹ thuật để nâng cao năng lực của các Trung tâm Xúc tiến Thương mại địa phương; đặc biệt là sử dụng các công cụ và phương pháp chuyên biệt nhằm khảo sát, điều tra đi đến phát hiện điểm yếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ; đề xuất giải pháp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của DN, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và phát triển các nghành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng hưởng lợi từ chính chương trình này là các tổ chức xúc tiến thương mại và các DN vừa và nhỏ, đặc biệt là các DN có tiềm năng xuất khẩu.
Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích, chia sẽ thảo luận các sản phẩm chủ lực là thế mạnh của các địa phương, như Đà Nẵng có thủy sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ, du lịch dịch vụ; Quảng Bình có mây tre, cao su, du lịch, thủy sản; Nghệ An có dăm gỗ, sắn, vật liệu xây dựng; Quảng Ngãi có nguyên liệu giấy, tinh bột sắt, sản phẩm cơ khí; Thừa Thiên Huế có dệt may, titan, xi măng, du lịch; Phú Yên có cá ngừ đại dương, các sản phẩm thủy sản; Lâm Đồng có chè, cà phê, nhân hạt điều, hoa, rau củ quả...
Ông Đỗ Kim Lang, phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Giám đốc Quốc gia chương trình cho biết: Đây là cuộc họp cuối của chương trình này để địa phương, DN đề xuất những sản phẩm lựa chọn, từ đó đưa ra kế hoạch xuất khẩu. Dự kiến đầu năm 2015 chương trình sẽ bắt đầu triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa 2013, huyện Lâm Bình kế hoạch gieo cấy 1.513 ha, trong đó có 986,4 ha lúa lai. Các xã có nhiều diện tích là Thượng Lâm 315 ha, Lăng Can 273 ha, Thổ Bình 214 ha…

Thuận Bắc là huyện miền núi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, do địa hình nhiều đồi núi nên loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không nhiều. Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế, phát huy hiệu quả điều kiện tự nhiên ở các xã có nhiều đồi núi, Thuận Bắc xác định phải hướng dẫn nông dân biết cách ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác nông nghiệp.

Không ai ngờ rằng đằng sau ngôi nhà kho của anh Út Tấn, xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam - Bến Tre) là một trang trại chăn nuôi heo nếu chưa được biết trước đó. Bởi vì đứng ngay trang trại với khoảng 500 con heo thịt, chúng tôi vẫn không cảm nhận mùi hôi từ chất thải của heo.

Nguyễn Văn Nổi, 50 tuổi là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn Hòa Thạnh. Anh dày công đầu tư cải tạo vùng đất cát trắng phau ven biển trở thành trù mật cho những mùa cây trái bội thu. Trồng củ cải kết hợp chăn nuôi bò lai sind cung cấp sức kéo là con đường vươn lên làm giàu của anh Nổi trên vùng đất cát ven biển thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước.

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.