Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xác Định Sản Phẩm Chủ Lực Để Tăng Năng Lực Xuất Khẩu

Xác Định Sản Phẩm Chủ Lực Để Tăng Năng Lực Xuất Khẩu
Ngày đăng: 23/05/2014

Ngày (22/5), tại TP Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã tổ chức phiên họp của Ban Tư vấn Chương trình và các Nhóm Công tác Kỹ thuật Thông tin Thương mại lần III.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình “nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, Cục Xúc tiến thương mại là đơn vị chủ trì. Thời gian thực hiện từ năm 2013 -2017 với tổng kinh phí hơn 3.890.000 USD.

Chương trình hỗ trợ về mặt kỹ năng và kỹ thuật để nâng cao năng lực của các Trung tâm Xúc tiến Thương mại địa phương; đặc biệt là sử dụng các công cụ và phương pháp chuyên biệt nhằm khảo sát, điều tra  đi đến phát hiện điểm yếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ; đề xuất giải pháp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của DN, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và phát triển các nghành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng hưởng lợi từ chính chương trình này là các tổ chức xúc tiến thương mại và các DN vừa và nhỏ, đặc biệt là các DN có tiềm năng xuất khẩu.

Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích, chia sẽ thảo luận các sản phẩm chủ lực là thế mạnh của các địa phương,  như Đà Nẵng có thủy sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ, du lịch dịch vụ; Quảng Bình có mây tre, cao su, du lịch, thủy sản; Nghệ An có dăm gỗ, sắn, vật liệu xây dựng; Quảng Ngãi có nguyên liệu giấy, tinh bột sắt, sản phẩm cơ khí; Thừa Thiên Huế có dệt may, titan, xi măng, du lịch; Phú Yên có cá ngừ đại dương, các sản phẩm thủy sản; Lâm Đồng có chè, cà phê, nhân hạt điều, hoa, rau củ quả...

Ông Đỗ Kim Lang, phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Giám đốc Quốc gia chương trình cho biết: Đây là cuộc họp cuối của chương trình này để địa phương, DN đề xuất những sản phẩm lựa chọn, từ đó đưa ra kế hoạch xuất khẩu. Dự kiến đầu năm 2015  chương trình sẽ bắt đầu triển khai.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Ba Ba Làm Chơi Ăn Thiệt Mô Hình Nuôi Ba Ba Làm Chơi Ăn Thiệt

Gần như không tốn thuốc điều trị bệnh, ít công chăm sóc, vốn đầu tư thấp nhưng giá trị lại cao là những lợi thế của mô hình nuôi ba ba trong bồn. Tuy thời gian nuôi có hơi dài (khoảng 18 tháng) nhưng lợi nhuận thu được gấp 3 lần vốn bỏ ra. Hơn nữa, người nuôi chỉ cần cho ăn mỗi ngày một lần, thỉnh thoảng mới phải thay nước bồn…

20/09/2013
Chuyện Thoát Nghèo Của Chị Bình Chuyện Thoát Nghèo Của Chị Bình

Chị Mấu Thị Bình là một trong những người phụ nữ Raglai tiêu biểu ở thôn Nha Húi biết cách làm ăn vượt khó thoát nghèo, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

30/07/2013
Giống Tôm Càng Xanh Chủ Yếu Nhập Khẩu Từ Trung Quốc Giống Tôm Càng Xanh Chủ Yếu Nhập Khẩu Từ Trung Quốc

Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị quản lý chất lượng tôm giống do Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức tại Tp Bạc Liêu ngày 05/11 vừa qua.

16/11/2012
Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.

30/07/2013
Triển Khai Mô Hình “Cải Tạo Đàn Trâu” Tại Huyện Tân Lạc (Hòa Bình) Triển Khai Mô Hình “Cải Tạo Đàn Trâu” Tại Huyện Tân Lạc (Hòa Bình)

Ngày 16/9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình) tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện mô hình cải tạo đàn trâu tại địa phương.

20/09/2013