Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xác Định Sản Phẩm Chủ Lực Để Tăng Năng Lực Xuất Khẩu

Xác Định Sản Phẩm Chủ Lực Để Tăng Năng Lực Xuất Khẩu
Ngày đăng: 23/05/2014

Ngày (22/5), tại TP Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã tổ chức phiên họp của Ban Tư vấn Chương trình và các Nhóm Công tác Kỹ thuật Thông tin Thương mại lần III.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình “nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, Cục Xúc tiến thương mại là đơn vị chủ trì. Thời gian thực hiện từ năm 2013 -2017 với tổng kinh phí hơn 3.890.000 USD.

Chương trình hỗ trợ về mặt kỹ năng và kỹ thuật để nâng cao năng lực của các Trung tâm Xúc tiến Thương mại địa phương; đặc biệt là sử dụng các công cụ và phương pháp chuyên biệt nhằm khảo sát, điều tra  đi đến phát hiện điểm yếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ; đề xuất giải pháp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của DN, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và phát triển các nghành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng hưởng lợi từ chính chương trình này là các tổ chức xúc tiến thương mại và các DN vừa và nhỏ, đặc biệt là các DN có tiềm năng xuất khẩu.

Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích, chia sẽ thảo luận các sản phẩm chủ lực là thế mạnh của các địa phương,  như Đà Nẵng có thủy sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ, du lịch dịch vụ; Quảng Bình có mây tre, cao su, du lịch, thủy sản; Nghệ An có dăm gỗ, sắn, vật liệu xây dựng; Quảng Ngãi có nguyên liệu giấy, tinh bột sắt, sản phẩm cơ khí; Thừa Thiên Huế có dệt may, titan, xi măng, du lịch; Phú Yên có cá ngừ đại dương, các sản phẩm thủy sản; Lâm Đồng có chè, cà phê, nhân hạt điều, hoa, rau củ quả...

Ông Đỗ Kim Lang, phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Giám đốc Quốc gia chương trình cho biết: Đây là cuộc họp cuối của chương trình này để địa phương, DN đề xuất những sản phẩm lựa chọn, từ đó đưa ra kế hoạch xuất khẩu. Dự kiến đầu năm 2015  chương trình sẽ bắt đầu triển khai.


Có thể bạn quan tâm

Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm Tại Tỉnh Điện Biên Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm Tại Tỉnh Điện Biên

Dịch cúm gia cầm xảy ra từ ngày 10/6/2012 trên địa bàn phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đến nay, toàn phường Nam Thanh đã tiêu hủy 6.908 con gia cầm.

17/06/2012
Không Thể Nhập Giống Hoa Để Sản Xuất Không Thể Nhập Giống Hoa Để Sản Xuất

Các doanh nghiệp tại Đà Lạt đang bế tắc trong việc nhập giống hoa.

18/06/2012
Heo Dự Án Chết Hàng Loạt Heo Dự Án Chết Hàng Loạt

1 năm qua, nếu nuôi heo thường cũng được 3 lứa, tính trung bình mỗi lứa 5 con, thì lợi nhuận ít nhất cũng trên 10 triệu đồng. Trong khi đó nuôi heo ky của dự án đã tốn tiền nuôi mà chẳng thấy lợi nhuận đâu...

10/09/2012
Tu Hài Chết Hàng Loạt Không Rõ Nguyên Nhân Ở Quảng Ninh Tu Hài Chết Hàng Loạt Không Rõ Nguyên Nhân Ở Quảng Ninh

Anh Trần Văn Thiên ở đảo Hòn Hoi, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn có 10.000 lồng tu hài nuôi từ tháng 7.2011 với chi phí gần 600 triệu đồng, chỉ còn khoảng 5 tháng nữa là được thu hoạch. Tuy nhiên, không rõ vì sao hàng nghìn lồng nuôi tu hài lại bị chết, thiệt hại của gia đình anh ước khoảng 1,2 tỷ đồng.

27/05/2012
Nuôi Tôm Thẻ Trong Ruộng Lúa - Hiệu Quả Bất Ngờ Nuôi Tôm Thẻ Trong Ruộng Lúa - Hiệu Quả Bất Ngờ

Ông Mai Văn Chánh (ảnh), Chủ nhiệm HTX lúa tôm Hòa Lời, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng vui vẻ chia sẻ về kết quả bước đầu của việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong ruộng lúa: Tôi vô cùng bất ngờ khi thấy tôm chân trắng có thể sống trong ruộng lúa nước ngọt hoàn toàn.

10/04/2012