Xác Định Sản Phẩm Chủ Lực Để Tăng Năng Lực Xuất Khẩu

Ngày (22/5), tại TP Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã tổ chức phiên họp của Ban Tư vấn Chương trình và các Nhóm Công tác Kỹ thuật Thông tin Thương mại lần III.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình “nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, Cục Xúc tiến thương mại là đơn vị chủ trì. Thời gian thực hiện từ năm 2013 -2017 với tổng kinh phí hơn 3.890.000 USD.
Chương trình hỗ trợ về mặt kỹ năng và kỹ thuật để nâng cao năng lực của các Trung tâm Xúc tiến Thương mại địa phương; đặc biệt là sử dụng các công cụ và phương pháp chuyên biệt nhằm khảo sát, điều tra đi đến phát hiện điểm yếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ; đề xuất giải pháp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của DN, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và phát triển các nghành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng hưởng lợi từ chính chương trình này là các tổ chức xúc tiến thương mại và các DN vừa và nhỏ, đặc biệt là các DN có tiềm năng xuất khẩu.
Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích, chia sẽ thảo luận các sản phẩm chủ lực là thế mạnh của các địa phương, như Đà Nẵng có thủy sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ, du lịch dịch vụ; Quảng Bình có mây tre, cao su, du lịch, thủy sản; Nghệ An có dăm gỗ, sắn, vật liệu xây dựng; Quảng Ngãi có nguyên liệu giấy, tinh bột sắt, sản phẩm cơ khí; Thừa Thiên Huế có dệt may, titan, xi măng, du lịch; Phú Yên có cá ngừ đại dương, các sản phẩm thủy sản; Lâm Đồng có chè, cà phê, nhân hạt điều, hoa, rau củ quả...
Ông Đỗ Kim Lang, phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Giám đốc Quốc gia chương trình cho biết: Đây là cuộc họp cuối của chương trình này để địa phương, DN đề xuất những sản phẩm lựa chọn, từ đó đưa ra kế hoạch xuất khẩu. Dự kiến đầu năm 2015 chương trình sẽ bắt đầu triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước có quy hoạch phát triển rau an toàn (RAT) với quy mô hàng ngàn ha. Nhưng đến nay, nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn, vậy chất lượng của RAT có thực sự bảo đảm như tên gọi.

Trung tâm được xây dựng trên diện tích 4 ha, với tổng kinh phí giai đoạn một là hơn 30 tỉ đồng. Ở giai đoạn này, Syngenta sẽ chủ yếu nhập khẩu nguồn gen lúa từ các trung tâm của tập đoàn trên thế giới để lai tạo bằng phương pháp truyền thống, đồng thời đầu tư trang thiết bị nghiên cứu. Dự kiến, đến năm 2017, Syngenta sẽ cho ra thị trường hai đến ba giống lúa lai chất lượng và năng suất cao.

Sản xuất rau an toàn đã trở thành nhu cầu bức thiết trong xã hội. Ngoài yếu tố bảo vệ sức khỏe cộng đồng, rau an toàn còn có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và khoa học vì hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy, khai thác thiên địch tự nhiên (sử dụng tài nguyên côn trùng) để phòng chống sâu hại hiệu quả là một xu hướng mới đã được giới thiệu đến các nhà vườn trồng rau tại BR-VT.

Nhiều bạn đọc ở nước ngoài như: New Zeland, Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật, Đức, Mỹ… cho biết ở bên đó thanh long Việt Nam bán giá 5 – 6 USD/quả bằng nắm tay, đắt quá, thèm mà chẳng dám ăn. Mong Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, để nông dân đỡ khổ.

Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn đánh giá của Hiệp hội thịt và vật nuôi Australia (MLA) cho biết kể từ năm tài chính 2011-2012, xuất khẩu gia súc sống từ Australia sang Việt Nam đã tăng gần 90 lần.