Xã Xuân Dương (Thường Xuân) Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Nhiều năm nay, xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân đặc biệt quan tâm phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, coi đây là khâu đột phá trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Từ năm 2012, xã Xuân Dương đã phối hợp với Công ty CP Chăn nuôi Thái Lan (Công ty CP Thái Lan) chuyển giao công nghệ chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp quy mô khoảng 2.000 con/lứa nuôi.
Đến nay, xã đã có 2 trang trại chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp khép kín được công ty đầu tư thức ăn, giống, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc gà từ giai đoạn hậu bị cho đến khi xuất bán thịt. Đầu ra do Công ty CP Thái Lan ký hợp đồng tiêu thụ. Hiện mỗi trang trại đang nuôi gần 2.000 con/lứa nuôi.
Các hộ chăn nuôi theo quy trình này cho biết: áp dụng quy trình chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp khép kín của Thái Lan cho thu nhập cao và bền vững. Riêng gà nuôi đẻ trứng thu được hơn 80.000 quả/tháng; gà thịt nuôi từ 2 đến 3 tháng có thể xuất bán, sau hơn 1 năm, trừ chi phí đầu tư còn lãi hơn 100 triệu đồng/trang trại.
Hiện, xã Xuân Dương đang tiếp tục thực hiện nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các hộ tham gia phát triển kinh tế trang trại, như: quy hoạch đất, cho thuê đất, hỗ trợ vay vốn đầu tư... Đến nay, xã đã có 5 trang trại chăn nuôi được hỗ trợ, đầu tư theo Chương trình 30a hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Khoai lang Nhật, hiện đang là cây trồng cho thu nhập ổn định. Khoai lang Nhật không chỉ bán nội địa mà một lượng lớn dùng để xuất khẩu với giá cao. Và một doanh nghiệp đã và đang đồng hành với nông dân, đưa củ khoai lang Nhật của Việt Nam đến với những phương trời xa. Đó là Công ty cổ phần Viên Sơn đóng trên địa bàn xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng).

Bây giờ đến thôn 1 (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) không còn cảnh đường trơn trượt nữa. Con đường rải nhựa phẳng lỳ nối tiếp con đường bê tông chạy dài tít tắp. Một sự đổi thay mà chỉ có những con người trước đây đã từng đến mới cảm nhận hết được.