Xã Xuân Dương (Thường Xuân) Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Nhiều năm nay, xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân đặc biệt quan tâm phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, coi đây là khâu đột phá trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Từ năm 2012, xã Xuân Dương đã phối hợp với Công ty CP Chăn nuôi Thái Lan (Công ty CP Thái Lan) chuyển giao công nghệ chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp quy mô khoảng 2.000 con/lứa nuôi.
Đến nay, xã đã có 2 trang trại chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp khép kín được công ty đầu tư thức ăn, giống, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc gà từ giai đoạn hậu bị cho đến khi xuất bán thịt. Đầu ra do Công ty CP Thái Lan ký hợp đồng tiêu thụ. Hiện mỗi trang trại đang nuôi gần 2.000 con/lứa nuôi.
Các hộ chăn nuôi theo quy trình này cho biết: áp dụng quy trình chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp khép kín của Thái Lan cho thu nhập cao và bền vững. Riêng gà nuôi đẻ trứng thu được hơn 80.000 quả/tháng; gà thịt nuôi từ 2 đến 3 tháng có thể xuất bán, sau hơn 1 năm, trừ chi phí đầu tư còn lãi hơn 100 triệu đồng/trang trại.
Hiện, xã Xuân Dương đang tiếp tục thực hiện nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các hộ tham gia phát triển kinh tế trang trại, như: quy hoạch đất, cho thuê đất, hỗ trợ vay vốn đầu tư... Đến nay, xã đã có 5 trang trại chăn nuôi được hỗ trợ, đầu tư theo Chương trình 30a hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Từ một người bê tha rượu chè, anh Lê Công Thế (thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã "lột xác" thành nông dân sản xuất giỏi nhờ con tôm sú.

Lái Thiêu, vùng đất màu mỡ bên dòng sông Sài Gòn nức tiếng gần xa với những mùa trái chín trĩu quả đã trở thành một định danh du lịch độc đáo của Bình Dương nói riêng và Đông Nam bộ nói chung. Vườn cây ăn trái Lái Thiêu vì thế trở thành một định danh quen thuộc trong tâm tưởng nhiều người.

Nghề nuôi ong lấy mật ở Bá Thước (Thanh Hóa) có từ lâu, nhưng người dân chỉ nuôi tự phát, nhỏ lẻ, sản phẩm mật ong chỉ phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Nhưng nay, nghề này đang ngày càng phát triển, nhất là từ khi có sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của Dự án “Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng” do Tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam tài trợ.

Theo phản ánh của nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp trồng điều tỉnh Bình Phước, mấy ngày gần đây thời tiết diễn biến xấu đã khiến nhiều vườn điều đang thời kỳ trổ hoa kết trái bị rụng hoa nhiều, nguy cơ khó đậu trái, ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Đến thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải (Ninh Hải) vào thời điểm vụ đông (vụ trồng chính), chúng tôi thấy những rẫy hành, tỏi trồng khoảng 2-3 tháng đang phủ màu xanh mướt mắt.