Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế

Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế
Ngày đăng: 17/06/2015

Gia đình anh Đinh Văn Tiến - khu 4 xã Tất Thắng là một trong 15 hộ được dự án FLC của Trường Đại học Nông nghiệp 1 đầu tư thử nghiệm mô hình nuôi giun quế. Với 1 triệu đồng được hỗ trợ xây dựng bể, con giống, bạt che và sự đầu tư của gia đình đến nay mô hình nuôi giun quế của gia đình đã cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Tiến cho biết nuôi giun quế không chỉ đem lại nguồn thức ăn cho gà, vịt, lợn mà còn tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng, đặc biệt là tạo ra nguồn thực phẩm sạch.

Mặc dù không nằm trong dự án của mô hình nuôi giun quế của xã song nhận thấy việc nuôi giun đem lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, gia đình ông Nguyễn Văn Quyền - khu 1 xã Tất Thắng đã quyết định học hỏi kinh nghiệm, đầu tư vốn xây dựng bể nuôi giun quế. Đến nay, gia đình ông Quyền có trên 100m2 nuôi giun quế, đây cũng là nguồn thức ăn chính của: Gà, vịt, lươn và cá lóc của gia đình ông. Theo ông Quyền, giun quế có nhiều chất đạm, nên khi cho các loại gia cầm ăn lớn nhanh vừa giảm được chi phí mua cám công nghiệp, vừa tạo ra được sản phẩm sạch.

Chi phí đầu tư nuôi giun không lớn, chỉ cần xây dựng khu nhà có mái che, đồng thời tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có như: rác, phân trâu, bò, gà, để làm nơi trú ngụ và sinh sản cho giun, giun quế không tốn công chăm sóc, không mắc bệnh, được tận thu quanh năm, giun quế giàu chất đạm nên là nguồn thức ăn rất tốt cho các loại gia cầm. Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Tất Thắng cho biết: Trong thời gian tới, xã Tất Thắng sẽ tiếp tục mở rộng  mô hình nuôi giun quế với phương châm: Lấy hiệu quả là lời giới thiệu cho tất cả mọi người, thông qua các mô hình để giới thiệu, nhân rộng ra các hộ xung quanh.

Xã Tất Thắng hiện có trên 20 hộ nuôi giun quế, mô hình này đang được nhân rộng để tạo ra nguồn thức ăn phục vụ phát triển nghề chăn nuôi và nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, qua đó nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Thiệt Hại Nặng Vì Meo Không Cho Nấm Thiệt Hại Nặng Vì Meo Không Cho Nấm

“Quan điểm của trung tâm là nếu xác định lỗi thuộc về meo thì sẽ đền bù lại giống meo mới đạt chất lượng hoặc hoàn tiền mua meo cho những cơ sở bị thiệt hại” - ông Khôi nói.

28/08/2014
Đưa Tàu Hoàng Anh 01 Về Lại Nhà Máy Đưa Tàu Hoàng Anh 01 Về Lại Nhà Máy

Theo ông Toàn, nếu chủ tàu Hoàng Anh 01 có yêu cầu điều chỉnh chiều cao của tháp cabin tàu thì công ty sẽ thực hiện ngay, bởi việc này không mất nhiều thời gian và không ảnh hưởng đến các yếu tố kỹ thuật khác của cả con tàu.

28/08/2014
Bấp Bênh Cây Điều Bình Phước Bấp Bênh Cây Điều Bình Phước

Trước kia, điều được xem là cây xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, là cây phủ xanh đất trống, đồi trọc. Những năm hoàng kim, cây điều lên ngôi và Bình Phước đã được mệnh danh là “thủ phủ điều” của cả nước. Tuy nhiên, danh hiệu này không đứng vững được lâu, bởi điệp khúc được mùa, mất giá hay điệp khúc trồng, chặt. Vì vậy cây điều Bình Phước vẫn bấp bênh như nhiều cây trồng khác.

28/08/2014
Làm Giàu Nhờ Trồng Màu Làm Giàu Nhờ Trồng Màu

Chủ trương chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn là phù hợp với mong đợi của nông dân. Thế nhưng chuyển đổi thế nào vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn.

28/08/2014
Kỳ Vọng Lúa Thu Đông Được Giá Kỳ Vọng Lúa Thu Đông Được Giá

Hiện nay một số địa phương thuộc các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ... (TP Cần Thơ) lúa thu đông gieo sạ sớm đã vào mùa thu hoạch.

28/08/2014