Xã Quang Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập 360 Triệu Đồng/ha/năm

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, xã Quang Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hóa) chỉ đạo bà con nông dân trồng ớt xuất khẩu.
Để tạo thuận lợi cho nông dân, xã phối hợp với HTX Cẩm Sơn (Hải Dương) hỗ trợ bà con về giống, đồng thời cử cán bộ tập huấn kỹ thuật: lên luống, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh... nên cây ớt sinh trưởng phát triển tốt. Sau khi thu hoạch, HTX Cẩm Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.
Hiện nay, xã Quang Lộc có 13 ha trồng ớt xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các thôn: Hiển Vinh, Tường Lộc, Yên Khê. Theo tính toán của bà con nông dân trồng ớt xuất khẩu cho thu nhập 360 triệu đồng/ha/năm, cao hơn gấp 3 lần so với trồng các loại rau màu trước đây. Được biết, xã Quang Lộc có kế hoạch nhân rộng mô hình trồng ớt xuất khẩu với diện tích 30 ha trong năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Long đã đầu tư trên 31 tỉ đồng dập dịch chổi rồng trên cây nhãn nhưng bệnh vẫn tái phát, nông dân phải đốn bỏ trên 900 ha nhãn bị bệnh để bán củi.

Liên tục những ngày qua, người dân trồng chuối ở khu vực ĐBSCL lại phấn khởi vì giá chuối bất ngờ tăng gấp đôi so với trước đó, từ 3.000 đồng/kg tăng lên 6.000-7.000 đồng/kg.

Theo một báo cáo mới của công ty Transparency Market Research về xu hướng và dự báo thị trường thức ăn thủy sản, nhu cầu thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tăng 11,4%/năm trong thời kỳ từ 2013-2019.

Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.

Về chất lượng nguồn lao động biển cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác.