Xã Phú Linh đẩy nhanh tiến độ trồng rừng

Trao đổi với chúng tôi, ông Nông Trọng Quang, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Đối với công tác trồng rừng, xã luôn chú trọng đẩy mạnh bởi rừng đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho đời sống nhân dân. Xã phân công cán bộ phụ trách thường xuyên xuống thôn, bản để đôn đốc, tuyên truyền, từ đó người dân nhận thấy lợi ích của việc trồng rừng, tự đăng ký diện tích trồng mới với xã. Năm 2015, các hộ đăng ký trồng mới gần 300 ha, gần gấp đôi so với kế hoạch huyện giao. Trong tháng 5, xã được cung ứng hơn 20 vạn cây giống, nếu trồng hết thì sẽ đạt khoảng 120 ha. Như vậy, chỉ đến khoảng tháng 8 là Phú Linh sẽ đạt chỉ tiêu kế hoạch.
Ước tính đến cuối năm diện tích trồng rừng của xã sẽ vượt so với kế hoạch giao”. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, xã đã tổ chức thành công lễ phát động Tết trồng cây được bà con nhân dân đồng tình hưởng ứng, trồng mới được 48.000 cây; trồng cây chào mừng Đại hội Đảng các cấp được 4.000 cây. Ngay từ đầu năm, do cung ứng giống chưa kịp thời nên xã gặp khó khăn trong công tác triển khai; thời tiết khô hạn kéo dài dẫn đến khi triển khai trồng một số ít cây giống bị chết. Hiện nhân dân đang phát dọn thực bì và tiếp tục trồng mới ở các diện tích đất trống, đồi trọc và vườn rừng hộ gia đình.
Nhờ xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến từng thôn, bản, hộ gia đình nên nhận thức của người dân về công tác trồng và bảo vệ rừng đã được nâng lên đáng kể. Các hộ tự nguyện đăng ký diện tích trồng rừng với xã, từ đầu năm, bà con đã tự mua giống về trồng tại vườn rừng của hộ gia đình được khoảng 10 ha. Bác Nguyễn Văn Chuyên, thôn Bản Tha cho biết: “Gia đình tôi đăng ký trồng mới 1,5 ha rừng. Vừa rồi được xã cấp đủ cây giống, gia đình tôi đã trồng xong. Đợi cây lớn thêm chút nữa rồi làm cỏ, bón phân để cây phát triển nhanh, sớm đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Chúng tôi đã nhận ra lợi ích từ việc trồng rừng nên bà con tự bảo nhau không chặt phá rừng làm nương, rẫy; tự nguyện đăng ký trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc”. Bên cạnh đó, Ban Lâm nghiệp của xã thường xuyên trực, tuần tra ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản. Từ đầu năm đến nay không phát hiện trường hợp khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn xã.
Với những diện tích rừng mới trồng, xã khuyến khích bà con nhân dân trồng xen canh sắn, ngô, lúa nương để có thêm nguồn lương thực và thức ăn cho gia súc, gia cầm. Nhìn những vạt ngô, sắn xanh mướt xen lẫn với cây keo, cây mỡ đang phát triển rất tốt, anh Nguyễn Văn Chuyên, Phó chủ tịch UBND xã phấn khởi nói với chúng tôi: “Nhờ trồng xen canh thêm những loại cây hoa màu nên bà con rất có ý thức trong việc làm cỏ, bón phân và bảo vệ đàn gia súc, không để gia súc phá hoại cây con mới trồng. Vì vậy với những diện tích trồng xen canh, tỷ lệ cây sống cao hơn và phát triển nhanh hơn”.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 20 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

Tôm hùm nuôi thương phẩm xuất khẩu hiện có giá từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, giảm khoảng 600.000 đồng so với năm ngoái. Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ đối với những hộ nuôi cầm cự đến cuối vụ.

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.

Với lợi thế có đường bờ biển dài (21km), vùng bãi triều rộng trên 5.500ha, trên 2.900ha rừng ngập mặn, diện tích mặt biển trên 12.000ha cùng nguồn lợi thuỷ, hải sản tự nhiên phong phú, những năm qua, phát triển thuỷ sản tại Đầm Hà (Quảng Ninh) được coi là một trong những mũi nhọn kinh tế, không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giúp cho huyện ven biển này có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.