Xã nuôi rắn sắp về đích nông thôn mới

Giàu nhờ nuôi rắn
Ông Hạ Văn Trường – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn cho biết:
“Triển khai Chương trình xây dựng NTM, xã đã vận động bà con nông dân phát triển kinh tế, trong đó đặt tiêu chí thu nhập lên hàng đầu để lấy động lực hoàn thành các tiêu chí còn lại.
Và trên thực tế, tiêu chí thu nhập là một trong những tiêu chí xã Vĩnh Sơn hoàn thành sớm nhất.
Lý do là xã có làng nghề nuôi rắn đã đem lại cho người dân mức thu nhập chính khá cao”.
Hiện nay, trong xã có hơn 700 hộ nuôi rắn với phương thức chủ động về nguồn thức ăn, thay thế mồi ăn truyền thống thành gà con, vịt con… nên đã giúp hạ giá thành sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng nguồn thu nhập.
Trung bình mỗi năm, xã Vĩnh Sơn cung cấp ra thị trường trên 100 tấn rắn thương phẩm các loại với doanh thu trên 40 tỷ đồng.
Diện mạo NTM xã Vĩnh Sơn ngày càng đổi mới khang trang hơn.
Ông Trường cũng cho biết, tại địa phương, nuôi rắn là hoạt động chăn nuôi hàng đầu, nhờ được công nhận làng nghề truyền thống nên mức thu nhập của bà con cơ bản ổn định.
Việc chăn nuôi rắn hổ mang chúa thí điểm sẽ tiếp tục được nhân rộng.
Đây là nền tảng cho sự phát triển với quy mô đại trà để tạo thương hiệu cho địa phương.
Nét mới trong sản xuất nông nghiệp
Ông Phùng Văn Nghiệp – cán bộ nông nghiệp xã Vĩnh Sơn cho biết: “Ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xã Vĩnh Sơn đã có nhiều nét đổi mới, như định hướng cho nông dân trong xã sản xuất vùng chuyên canh ngô biến đổi gene (hơn 77ha) cho thu nhập cao gấp đôi trồng lúa.
Bà con cũng triển khai những vùng chuyên canh cây màu hiệu quả khác, trong đó cây đậu xanh chiếm gần 60ha.
Chúng tôi luôn khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp nhất.
Cần phải phát huy được thế mạnh địa phương kết hợp cả chăn nuôi và trồng trọt”.
Ông Nghiệp cũng cho biết thêm, so với các xã trong huyện, Vĩnh Sơn ứng dụng những đổi mới về giống cây trồng và vật nuôi, nhận thức đón đầu những khoa học kỹ thuật mới và tiến bộ để phục vụ sản xuất.
Người dân trong xã luôn ý thức chủ động chuyển đổi ruộng đất, nhân rộng giống cây trồng vật nuôi.
Bên cạnh đó, ở Vĩnh Sơn, nhiều mô hình hỗ trợ vốn dạy nghề tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả, phù hợp, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm của người dân được triển khai như nuôi lợn thương phẩm, nuôi chim cút…
Được biết, diện tích cây vụ đông năm nay của Vĩnh Sơn đạt trên 112ha được triển khai sản xuất các mô hình cây cà chua ghép, cây bí đỏ…
Trong gần 5 năm qua, xã Vĩnh Sơn đã huy động đầu tư gần 27 tỷ đồng cho xây dựng NTM, tập trung vào thủy lợi, hệ thống giao thông để thuận tiện sản xuất nông nghiệp và việc đi lại của người dân.
Hiện thu nhập bình quân đầu người đạt 29,16 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo 2,87%...
Có thể bạn quan tâm

Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, nông dân thua lỗ nặng, Hệ thống siêu thị Big C đã tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.

Trên nền đất ẩm ngổn ngang xác cây hồ tiêu, bà Nhữ Thị Doanh (trú tổ 3, thôn 2, xã Ia Krái, huyện Ia Grai) đưa tay ngắt một chùm tiêu chi chít quả từ một gốc hồ tiêu bằng trụ bê tông cao vút và sum suê lá nhưng đã ngả vàng héo quắt. Lau những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt hốc hác, bà kể: “Năm 2000, giá cà phê xuống thấp nên chúng tôi chuyển sang trồng tiêu.

Vài năm trở lại đây, mùa thu hoạch, thương lái nhộn nhịp tìm đến huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long mua khoai lang xuất sang Trung Quốc, nhiều người dân đã làm giàu từ trồng khoai, diện tích trồng khoai lang cũng tăng nhanh chóng. Năm 2014, diện tích trồng khoai lang Bình Tân ước đạt 11.000ha nhưng tình hình tiêu thụ không còn khả quan như trước…

Huyện Vĩnh Lợi là một trong những địa phương có diện tích trồng gừng lớn nhất tỉnh Bạc Liêu. Năm nay, bà con trồng gừng ở huyện vừa trúng mùa lại trúng giá. Giá gừng đang ở mức khá cao, từ 40.000 - 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, người trồng gừng lãi hơn 80 triệu đồng/công.

Trong tháng 10/2014, vùng nguyên liệu cà chua Đơn Dương giảm giá bán ra khá sâu so với mức giá sàn tối thiểu. Sau những ngày đầu “chua chát” với cà chua, người nông dân Đơn Dương đã bình tâm trở lại, tiếp tục thực hiện bài toán “lấy cà chua bù lỗ cho cà chua”!