Xã nuôi rắn sắp về đích nông thôn mới

Giàu nhờ nuôi rắn
Ông Hạ Văn Trường – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn cho biết:
“Triển khai Chương trình xây dựng NTM, xã đã vận động bà con nông dân phát triển kinh tế, trong đó đặt tiêu chí thu nhập lên hàng đầu để lấy động lực hoàn thành các tiêu chí còn lại.
Và trên thực tế, tiêu chí thu nhập là một trong những tiêu chí xã Vĩnh Sơn hoàn thành sớm nhất.
Lý do là xã có làng nghề nuôi rắn đã đem lại cho người dân mức thu nhập chính khá cao”.
Hiện nay, trong xã có hơn 700 hộ nuôi rắn với phương thức chủ động về nguồn thức ăn, thay thế mồi ăn truyền thống thành gà con, vịt con… nên đã giúp hạ giá thành sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng nguồn thu nhập.
Trung bình mỗi năm, xã Vĩnh Sơn cung cấp ra thị trường trên 100 tấn rắn thương phẩm các loại với doanh thu trên 40 tỷ đồng.
Diện mạo NTM xã Vĩnh Sơn ngày càng đổi mới khang trang hơn.
Ông Trường cũng cho biết, tại địa phương, nuôi rắn là hoạt động chăn nuôi hàng đầu, nhờ được công nhận làng nghề truyền thống nên mức thu nhập của bà con cơ bản ổn định.
Việc chăn nuôi rắn hổ mang chúa thí điểm sẽ tiếp tục được nhân rộng.
Đây là nền tảng cho sự phát triển với quy mô đại trà để tạo thương hiệu cho địa phương.
Nét mới trong sản xuất nông nghiệp
Ông Phùng Văn Nghiệp – cán bộ nông nghiệp xã Vĩnh Sơn cho biết: “Ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xã Vĩnh Sơn đã có nhiều nét đổi mới, như định hướng cho nông dân trong xã sản xuất vùng chuyên canh ngô biến đổi gene (hơn 77ha) cho thu nhập cao gấp đôi trồng lúa.
Bà con cũng triển khai những vùng chuyên canh cây màu hiệu quả khác, trong đó cây đậu xanh chiếm gần 60ha.
Chúng tôi luôn khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp nhất.
Cần phải phát huy được thế mạnh địa phương kết hợp cả chăn nuôi và trồng trọt”.
Ông Nghiệp cũng cho biết thêm, so với các xã trong huyện, Vĩnh Sơn ứng dụng những đổi mới về giống cây trồng và vật nuôi, nhận thức đón đầu những khoa học kỹ thuật mới và tiến bộ để phục vụ sản xuất.
Người dân trong xã luôn ý thức chủ động chuyển đổi ruộng đất, nhân rộng giống cây trồng vật nuôi.
Bên cạnh đó, ở Vĩnh Sơn, nhiều mô hình hỗ trợ vốn dạy nghề tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả, phù hợp, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm của người dân được triển khai như nuôi lợn thương phẩm, nuôi chim cút…
Được biết, diện tích cây vụ đông năm nay của Vĩnh Sơn đạt trên 112ha được triển khai sản xuất các mô hình cây cà chua ghép, cây bí đỏ…
Trong gần 5 năm qua, xã Vĩnh Sơn đã huy động đầu tư gần 27 tỷ đồng cho xây dựng NTM, tập trung vào thủy lợi, hệ thống giao thông để thuận tiện sản xuất nông nghiệp và việc đi lại của người dân.
Hiện thu nhập bình quân đầu người đạt 29,16 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo 2,87%...
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch cúm gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh An Giang yêu cầu Ban Chỉ đạo các cấp tăng cường công tác quản lý vịt chạy đồng.

Gần một tuần nay, giá lúa đông xuân bất ngờ giảm sâu 200 - 500 đồng/kg, thương lái chấp nhận bỏ tiền cọc khiến nông dân điêu đứng...

Đu đủ là giống cây rất ít khi mất mùa, dễ trồng và cho hiệu quả cao. Những năm gần đây, cây đu đủ đã giúp nhiều thanh niên nông thôn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Hiện tình trạng chất lượng tôm giống không đồng đều vẫn còn khá phổ biến, tuy các địa phương đã kiểm soát được hầu hết số lượng tôm giống xuất trại, nhưng vẫn còn một lượng không nhỏ (khoảng 10-20%) chưa kiểm soát được chất lượng do nhiều cơ sở vẫn sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Cần tách biệt khu nuôi tôm bố mẹ với các khu khác của trại giống để tránh tối đa việc lây nhiễm bệnh cũng như giảm thiểu các yếu tố stress (làm sốc tôm).