Xã nuôi rắn sắp về đích nông thôn mới

Giàu nhờ nuôi rắn
Ông Hạ Văn Trường – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn cho biết:
“Triển khai Chương trình xây dựng NTM, xã đã vận động bà con nông dân phát triển kinh tế, trong đó đặt tiêu chí thu nhập lên hàng đầu để lấy động lực hoàn thành các tiêu chí còn lại.
Và trên thực tế, tiêu chí thu nhập là một trong những tiêu chí xã Vĩnh Sơn hoàn thành sớm nhất.
Lý do là xã có làng nghề nuôi rắn đã đem lại cho người dân mức thu nhập chính khá cao”.
Hiện nay, trong xã có hơn 700 hộ nuôi rắn với phương thức chủ động về nguồn thức ăn, thay thế mồi ăn truyền thống thành gà con, vịt con… nên đã giúp hạ giá thành sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng nguồn thu nhập.
Trung bình mỗi năm, xã Vĩnh Sơn cung cấp ra thị trường trên 100 tấn rắn thương phẩm các loại với doanh thu trên 40 tỷ đồng.
Diện mạo NTM xã Vĩnh Sơn ngày càng đổi mới khang trang hơn.
Ông Trường cũng cho biết, tại địa phương, nuôi rắn là hoạt động chăn nuôi hàng đầu, nhờ được công nhận làng nghề truyền thống nên mức thu nhập của bà con cơ bản ổn định.
Việc chăn nuôi rắn hổ mang chúa thí điểm sẽ tiếp tục được nhân rộng.
Đây là nền tảng cho sự phát triển với quy mô đại trà để tạo thương hiệu cho địa phương.
Nét mới trong sản xuất nông nghiệp
Ông Phùng Văn Nghiệp – cán bộ nông nghiệp xã Vĩnh Sơn cho biết: “Ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xã Vĩnh Sơn đã có nhiều nét đổi mới, như định hướng cho nông dân trong xã sản xuất vùng chuyên canh ngô biến đổi gene (hơn 77ha) cho thu nhập cao gấp đôi trồng lúa.
Bà con cũng triển khai những vùng chuyên canh cây màu hiệu quả khác, trong đó cây đậu xanh chiếm gần 60ha.
Chúng tôi luôn khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp nhất.
Cần phải phát huy được thế mạnh địa phương kết hợp cả chăn nuôi và trồng trọt”.
Ông Nghiệp cũng cho biết thêm, so với các xã trong huyện, Vĩnh Sơn ứng dụng những đổi mới về giống cây trồng và vật nuôi, nhận thức đón đầu những khoa học kỹ thuật mới và tiến bộ để phục vụ sản xuất.
Người dân trong xã luôn ý thức chủ động chuyển đổi ruộng đất, nhân rộng giống cây trồng vật nuôi.
Bên cạnh đó, ở Vĩnh Sơn, nhiều mô hình hỗ trợ vốn dạy nghề tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả, phù hợp, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm của người dân được triển khai như nuôi lợn thương phẩm, nuôi chim cút…
Được biết, diện tích cây vụ đông năm nay của Vĩnh Sơn đạt trên 112ha được triển khai sản xuất các mô hình cây cà chua ghép, cây bí đỏ…
Trong gần 5 năm qua, xã Vĩnh Sơn đã huy động đầu tư gần 27 tỷ đồng cho xây dựng NTM, tập trung vào thủy lợi, hệ thống giao thông để thuận tiện sản xuất nông nghiệp và việc đi lại của người dân.
Hiện thu nhập bình quân đầu người đạt 29,16 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo 2,87%...
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này là lúc bà con nông dân phải xuống đồng để làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa đông xuân. Nhưng, nhiều cánh đồng vẫn còn lênh láng nước, chưa được đấu úng nên nhiều nguy cơ vụ đông xuân sẽ gieo cấy chậm trể.

Nấm rơm là loại nấm dễ trồng, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao nên ngày càng được nhiều nông dân tham gia sản xuất. Việc trồng nấm rơm trái vụ ngay trên đồng ruộng giúp tiết kiệm chi phí nhà xưởng, tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ sẵn có, đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất theo ý muốn của nông dân.

Từ nhiều năm nay người dân xã A Vao, huyện Đakarông (Quảng Trị) đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả trên một diện tích đất sản xuất. Trong đó, mô hình phát triển, trồng và khai thác cây bời lời đỏ được triển khai ban đầu đã cho hiệu quả tích cực, góp phần không nhỏ trong việc giảm nghèo bền vững.

Từ đó, anh mở rộng quy mô chăn nuôi với 3 khu chuồng trại gồm 3 trại nuôi gà, 1 trại nuôi heo, được đầu tư hiện đại, bố trí khoa học, hợp lý. Trung bình một năm anh nuôi 3 - 4 lứa gà, mỗi lứa 3.500 con. Ở trại heo luôn có 5 heo nái, trên 80 heo thịt.

Tại Quảng Nam, những giải pháp mạnh tay đã được đưa ra nhằm ngăn chặn việc phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm.