Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã Nuôi Bò Lai

Xã Nuôi Bò Lai
Ngày đăng: 28/06/2014

Ông Trần Thanh Quận, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú (TP Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết, con bò là vật nuôi truyền thống ở địa phương.

Trước kia đàn bò ở đây chủ yếu là giống bò cỏ, nuôi chậm lớn nên xuất bán lãi không cao. Từ năm 1995 An Phú đẩy mạnh chương trình sind hóa đàn bò. Đến nay tổng đàn bò của xã trên 2.100 con, trong đó bò lai sind chiếm hơn 85%.

“Nuôi bò lai là một trong những thế mạnh của địa phương. Trong những năm qua chúng tôi liên tục phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn bà con tiếp cận cách nuôi bò lai cho hiệu quả cao.

Bên cạnh việc chủ động nguồn thức ăn trồng cỏ để đáp ứng tại chỗ, thì việc phòng ngừa dịch bệnh, đặc biệt là tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định cũng được quan tâm”, ông Quận nói.

Anh Nguyễn Tuấn, một hộ nuôi bò ở thôn Xuân Dục cho biết: “Trước đây, gia đình tôi nuôi bò cỏ với số lượng từ 6 - 7 con nhưng rất vất vả. Do bò đẻ nhiều, thức ăn không đủ, lại chậm lớn nên khi xuất bán thu nhập chẳng bao nhiêu. Khi chuyển sang nuôi bò lai dễ bán, thu nhập cũng khá hơn, trung bình lãi từ 1 - 1,5 triệu đ/tháng”.

Tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Minh, thôn Phú Lương có thâm niên nuôi bò lai thịt hơn 10 năm cho biết, nhờ các buổi tập huấn nuôi bò vỗ béo của ngành nông nghiệp mà gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư nuôi bò lai áp dụng hình thức nuôi nhốt.

Đàn bò luôn duy trì trong chuồng từ 5 - 7 con. Ban đầu ông bỏ vốn đầu tư mua bò giống loại 6 tháng tuổi, giá từ 15 - 20 triệu đ/con, về nuôi được 1 năm thì xuất bán từ 30 - 35 triệu đ/con, trừ chi phí ông lãi cả chục triệu đ/lứa.

Cùng với nuôi bò thịt, người dân xã An Phú cũng đầu tư nuôi bò sinh sản. Tiêu biểu như hộ ông Trần Hồng, thôn Xuân Dục nuôi 6 con bò cái. Mỗi năm đàn bò đẻ được 6 bê con. Ông hồ hởi cho biết: “Bê con sinh ra tôi chỉ cần nuôi từ 6 tháng đến 1 năm sẽ bán với giá từ 15 - 20 triệu đ/con”.

Đa số gia đình nuôi bò đều có chuồng trại kiên cố, trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh thường xuyên. Ngoài ra, bò còn được bổ sung các loại cám gạo, nước muối và được tiêm phòng đầy đủ. Thị trường tiêu thụ thịt bò đang rộng mở đã giúp người dân An Phú làm giàu.

Ông Trần Thanh Quận cho biết, hàng năm tỷ lệ tiêm phòng vắc xin, đặc biệt là vắc xin lở mồm long móng trên đàn bò của xã luôn đạt trên 90%.


Có thể bạn quan tâm

Rau Sạch Chưa Có Hướng Phát Triển Bền Vững Rau Sạch Chưa Có Hướng Phát Triển Bền Vững

Hiện nay, toàn tỉnh có 4.106ha đất trồng rau các loại, năng suất đạt 15 tấn/ha. Trong đó, chủ yếu tập trung tại huyện Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo.

03/03/2014
Mường Khong Tìm Hướng Thoát Nghèo Mường Khong Tìm Hướng Thoát Nghèo

Do đó, giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo là mục tiêu của Đảng bộ, chính quyền và mong ước của người dân nơi đây. Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo hướng nào, cơ cấu cây trồng ra sao đang là bài toán khó, nỗi trăn trở của địa phương.

03/03/2014
Bền Vững Là Yếu Tố Hàng Đầu Bền Vững Là Yếu Tố Hàng Đầu

Thoạt nghe, không ít người thấy lạ vì dường như đang “đi ngược” với định hướng, quy hoạch phát triển cà phê - cây “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế của Mường Ảng.

03/03/2014
Giữ Uy Tín Để Phát Triển Bền Vững Cây Cam Sành Giữ Uy Tín Để Phát Triển Bền Vững Cây Cam Sành

Có thể nói, dù không phải là năm được đánh giá cao về sản lượng, nhưng giá cả và mức độ tiêu thụ mùa cam 2013 đã làm hài lòng người trồng cam. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, trung bình giá cam mùa 2013 đạt từ 18.000 – 20.000đ/kg; giá bán của trái cam sành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt từ 23.000 – 25.000đ/kg.

03/03/2014
Huyện Quang Bình Khẩn Trương Gieo Trồng Các Loại Cây Vụ Đông Xuân Huyện Quang Bình Khẩn Trương Gieo Trồng Các Loại Cây Vụ Đông Xuân

Vụ Đông-xuân năm 2014, theo kế hoạch, huyện Quang Bình gieo cấy với tổng diện tích lúa 2.394,24 ha, cơ cấu giống mới chiếm trên 90% diện tích, chủ yếu là giống Nhị ưu 838, HKT99, BG1, BC15.

03/03/2014