Xà Lách Xoong Chứa Nhiều Khoáng Chất

Loài cây này có thể dùng để giúp bệnh nhân cai nghiện rượu, thuốc lá và có khả năng kháng ung thư.
Tương truyền khi đi tìm một nơi để xây dựng khu chữa bệnh, Hippocrates (ông tổ của ngành y) đã chọn địa điểm gần một bờ suối, nơi ấy mọc đầy những cọng xà lách xoong xanh tươi để ông có thể dùng chúng chữa trị cho bệnh nhân.
Thực phẩm của người nghèo
Từng bị mang tiếng là... cỏ hoang nhưng cũng có lúc xà lách xoong là cứu tinh của nhân loại. Trong quá khứ, đã từng xảy ra những cơn đại hạn khắp châu Âu làm cho nguồn cung cấp lúa mì trở nên thiếu hụt trầm trọng, lúa mì chỉ dành để cung cấp cho những danh gia vọng tộc, bấy giờ xà lách xoong bỗng được vinh danh “thực phẩm của dân nghèo”.
Xà lách xoong rất giàu beta-carotene, vitamin B1, vitamin B6 và những vitamin tan trong dầu như vitamin E, vitamin K. Nó cũng chứa một hàm lượng cao các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như iodine, sắt, calcium, magnesium, kẽm... Đặc biệt, một thành phần vô cùng sáng giá hiện diện trong xà lách xoong chính là quercetin. Đây là một hợp chất flavonoid đóng vai trò quan trọng cho sự kháng viêm, đồng thời cũng là một chất thiên nhiên có chức năng chống dị ứng. Bản thân quercetin cũng là một “chiến sĩ” chống ôxy hóa, giúp cơ thể “bứng” các gốc tự do (free radicals).
Không nên nấu ở nhiệt độ cao
Vào thời đại của mình, Hippocrates đã ứng dụng xà lách xoong để chữa các bệnh cảm, ho, các bệnh về đường phổi, suyễn, táo bón... Y học cổ truyền ở một số nước đã dùng xà lách xoong để hỗ trợ cho bệnh nhân lao, thấp khớp, đau lưng, thiếu máu, tiểu đường, tim mạch, giảm thị lực, sỏi mật. Đặc biệt, xà lách xoong có thể dùng để giúp bệnh nhân cai nghiện rượu, thuốc lá.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Ulster (Anh) đã kết luận rằng trong xà lách xoong có chứa một hợp chất gọi là phenylethyl isothio cyanate (PEITC), chất này có khả năng ngăn chặn lại những quá trình gây tổn hại DNA trong bạch cầu, sự tổn hại DNA trong bạch cầu sẽ làm ngòi nổ cho các tiến trình ung thư. Nhờ đó, xà lách xoong có khả năng kháng ung thư.
Xà lách xoong dễ trồng và dễ hái, có thể tìm thấy loài cây này mọc hoang dọc theo những bờ kênh, bờ suối. Xà lách xoong cũng rất dễ chế biến, có thể dùng làm rau cải, làm gỏi, hoặc nấu canh, nhưng khi nấu canh cần nên dùng “kỹ thuật cá nhân”. Không nên nấu xà lách xoong ở nhiệt độ quá cao, vì khi đó, những hợp chất quý giá hiện diện trong xà lách xoong sẽ bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ cao.
Có thể bạn quan tâm

Xà lách xoong hiện nay thu hoạch bao nhiêu thương lái đến tận ruộng thu mua hết. Hai công xà lách xoong của ông trừ hết chi phí lãi trên 60 triệu đồng/năm.

Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 17/3/2004 phản ánh "hiện tượng lạ ở Lâm Đồng nông dân trồng bắp cải chỉ sau 3 tuần lại bắt đầu tạo củ". Để làm rõ vấn đề trên, Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 12/4/2004 cho biết hiện nay các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phối hợp cùng đánh giá rõ về mức độ thiệt hại, tìm biện pháp phòng trừ bệnh gây sưng rễ cải bắp

Cải bẹ xanh có thể trồng được quanh năm nhưng trong vụ Đông xuân có năng suất cao hơn. Nếu trồng trong vụ Hè phải có giàn che nắng, hệ thống nước tưới đẩy đủ

2Lúa xin giới thiệu Quý bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc Cải Bắp. Cải bắp ( The Bassica Oleracea var. Capitata) Là cây rau có nguồn gốc ôn đới, loại cây chủ lực trong họ thập tự trồng trong vụ đông xuân ở Việt Nam. Cải bắp là loại rau có hàm lượng Vitamin A và Vitamin C cao, sử dụng đa dạng, dễ trồng và chịu thâm canh.

Cải bó xôi, tên khoa học Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae. Đông y gọi là ba thái, rau chân vịt. VỊ nghọt, tính mát. Vào kinh tiêu trường và vị. Ngoài ra là thực phẩm thường ngày, cải bó xôi còn nhiều tác dụng khá tốt trong y học. Sau đây là một số đơn thuốc có dùng cải bó xôi