Xã Đắk DRông Phát Triển Chăn Nuôi Trâu

Theo báo cáo của Ban Nông nghiệp xã Đắk D’rông (Chư Jút) tính đến tháng 6/2014 toàn xã có 1.456 con trâu, đứng đầu về chăn nuôi trâu so với các xã khác trong huyện Chư Jút.
Trâu chủ yếu được bà con hai dân tộc Tày và Nùng ở các thôn 11, 12, 13 nuôi thành bầy đàn, có hộ tới 20 con, nhà trung bình từ 8 đến 15 con. Thức ăn cho trâu ở các thôn này là cỏ từ các vườn trồng điều, về mùa khô thì có cỏ dưới ruộng rất nhiều vì trong 3 thôn có khoảng hơn 100 ha rẫy điều và khoảng hơn 500 ha ruộng nước.
Ngoài ra, nhiều hộ cũng dành dụm đất trồng các loại cỏ làm thức ăn cho trâu vào mùa khô. Mỗi năm nông dân xã Đắk D'rông bán cho các địa phương khác trung bình từ 300 đến 500 con nghé, 200 trâu kéo và 300-400 trâu thịt thu về hàng chục tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nắng hạn kéo dài thuận lợi cho nạn bọ trĩ hoành hành đã khiến vụ xoài năm nay mất mùa, kết thúc sớm. Không chỉ người trồng xoài ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thất thu, mà các vựa cũng lao đao...

5 năm trở lại đây, mô hình trồng đu đủ phát triển mạnh tại xã Hòa Long (TP. Bà Rịa) mang lại đời sống khấm khá hơn cho nhiều hộ gia đình.

Không chỉ là nông dân SX giỏi, ông còn biết tận dụng lợi thế từ những điều kiện sẵn có để tạo ra nguồn thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm thông qua việc trồng dâu kết hợp với du lịch sinh thái.

Thời gian gần đây, thị trường cây ăn trái phát triển khá đa dạng. Với ưu thế vượt trội, cây quýt đường được nhiều nông dân lựa chọn. Từ trồng thử nghiệm 8 sào quýt đường đem hiệu quả kinh tế cao, gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn, ngụ ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) đã phát triển lên 3 ha và dự kiến có thu nhập 600 triệu đồng mỗi năm.

Năm nay, cây vải thiều ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) được mùa nhưng người dân vẫn tiếp tục gặp khó khăn do giá vải rẻ và đầu ra bấp bênh... Những khó khăn này đã diễn ra từ nhiều năm nay, khiến các hộ nông dân nản lòng và đang đứng trước cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”.