Xã Công Giáo Về Tốp Đầu Thi Đua

Bằng sự cố gắng vượt bậc, xã Hiệp Hòa (thị xã Quảng Yên) đã trở thành 1 trong 4 xã về đầu trong phong trào thi đua “Xã nông thôn mới - phường, thị trấn văn hóa" năm 2012 của Quảng Ninh.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Vũ Khắc Hoàn – Chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa cho biết: Toàn xã có 2.570 hộ với 9.664 nhân khẩu, trên 90% dân số là đồng bào Công giáo. Với đặc thù là xã Công giáo toàn tòng, Ban Chỉ đạo Chương trình nông thôn mới (NTM) của xã đã nỗ lực rất lớn trong rất nhiều khâu để tuyên truyền vận động bà con thực hiện xây dựng NTM.
Thu nhập đầu người trên 18 triệu đồng/năm
Khác với nhiều xã, Hiệp Hòa không chọn làm điểm mà triển khai thực hiện đồng bộ trên tất cả các thôn xóm. Cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc cùng với sự đóng góp sức người, sức của từ nhân dân. “Đã có 22 hộ dân tự nguyện hiến 2.380m2 đất sản xuất và đất thổ cư, đóng góp 630 triệu đồng và gần 1.000 ngày công mở rộng, làm đường bê tông thôn xóm” - ông Vũ Khắc Hoàn cho biết.
Bà con giáo dân đã góp phần quan trọng để xã Hiệp Hòa hoàn thành xây dựng 6 tuyến đường bê tông thôn xóm với chiều dài 3.200m; nhà bia ghi tên liệt sĩ, trường mầm non xã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I;… Tổng kinh phí xây dựng các công trình hơn 18 tỷ đồng. Sau 2 năm, Hiệp Hòa đã đạt kết quả vượt kế hoạch. Toàn xã có 597 cơ sở kinh doanh cá thể chế biến thực phẩm; 258 hộ làm nghề đan lát, rèn, đúc, xây dựng...
Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của xã Hiệp Hòa đạt 18,7 triệu đồng/năm (tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2011); tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 3% (giảm 39 hộ nghèo); có 86% hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hoá mới. Nhiều gia đình giáo dân ở đây đã có mức thu nhập từ 150-200 triệu đồng/năm từ kinh tế trang trại, gia trại...
Lên kế hoạch cho “phần thưởng 3 tỷ đồng”
Sau 2 năm xây dựng NTM, đến nay xã Hiệp Hòa đã đạt 12/19 tiêu chí. Dù vẫn còn 7 tiêu chí nữa phải hoàn thành, nhưng với những nỗ lực lớn, từ xuất phát điểm là xã khó khăn, Hiệp Hòa vẫn được tỉnh Quảng Ninh đánh giá cao. Sau khi tiến hành chấm điểm thi đua “Xã nông thôn mới - phường, thị trấn văn hóa" (năm 1012), xã này về Nhì cùng với xã Điền Công (thị xã Uông Bí) và Quảng Chính (huyện Hải Hà). Ngoài “cờ thi đua”, Hiệp Hòa sẽ được nhận “phần thưởng” của tỉnh Quảng Ninh là ưu tiên đầu tư 1 công trình phúc lợi công cộng trị giá 3 tỷ đồng.
Sau 2 năm xây dựng NTM, đến nay xã Hiệp Hòa đã đạt 12/19 tiêu chí. Hiệp Hòa quyết tâm phấn đấu đến năm 2014 trở thành xã nông thôn mới”. Ông Vũ Khắc Hoàn - Chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa
Chia sẻ về phần thưởng vinh dự này, ông Vũ Khắc Hoàn cho biết: Hiện nay, chúng tôi đã có văn bản báo cáo xin chủ trương cấp trên xem xét cho đầu tư xây dựng công trình đảm bảo đúng mục đích, ý nghĩa để được phê duyệt cho xây dựng trụ sở UBND xã. Trụ sở hiện nay của UBND xã được xây từ thời Pháp thuộc, cơ sở hạ tầng xuống cấp, các phòng làm việc ghép chung, diện tích chật hẹp, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ nhân dân... Để thực hiện xây dựng công trình này, chúng tôi cần huy động toàn lực bà con trong xã cùng góp sức người, sức của để sớm hoàn thành và đi vào sử dụng.
Dự kiến, tổng kinh phí cho công trình là 8,5 tỷ đồng. Về phía UBND thị xã Quảng Yên đầu tư cho xã Hiệp Hòa 30% kinh phí. “Ngay sau khi được Sở Kế hoạch- Đầu tư và UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt kế hoạch, chúng tôi sẽ bắt tay vào xây dựng công trình và cố gắng hoàn thành trong năm 2013 – 2014” - ông Hoàn chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều nhà vườn ở các xã cù lao của huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã áp dụng phương pháp đậy mủ xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ để dễ tiêu thụ và bán được giá cao. Đặc biệt năm nay, nhờ thị trường hút hàng nên chôm chôm nghịch vụ càng trúng giá và cho lợi nhuận cao.

Theo ghi nhận ở ĐBSCL, hiện giá lúa nông dân bán vẫn dao động ở mức khá thấp, khoảng 4.300 đồng/kg lúa thường, 4.800 đồng/kg lúa dài, chất lượng cao.

Theo quy trình kỹ thuật cho loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN) thì ao lắng nước là một phần diện tích bắt buộc phải có trước khi thực hiện mô hình này. Song, hiện nay ao lắng không được người nuôi quan tâm, thiết kế. Đây là điều mà các ngành chức năng lo lắng cho sự thành công của vụ nuôi, nhất là trong mùa khô.

Gần đây, trên một số tờ báo điện tử xuất hiện thông tin có tới 98% thủy sản ở Hà Nội nhiễm kim loại nặng, khiến người tiêu dùng hoang mang. Tuy nhiên, theo kiểm tra của Sở NN&PTNT Hà Nội, việc đưa ra những thông tin nêu trên chưa hoàn toàn chính xác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố.

Nhân kỷ niệm 53 năm ngày truyền thống nghề cá (1/4/1959-1/4/2014), sáng nay 28/3, tại thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh tổ chức thả 400 triệu con cá giống các loại (khoảng 1,1 tấn cá giống) trị giá gần 61 triệu đồng ra môi trường tự nhiên trên sông Hậu.