Xã Có Trên 500 Hộ Nuôi Cá Lóc

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Chủ tịch UBND xã Giục Tượng, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: Hiện nay toàn xã có hơn 500 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc theo nhiều dạng như: 2 lúa 1 cá, hoặc nuôi trong mùng lưới và trong ao đem lại hiệu quả bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm.
Cá lóc nuôi từ 2 - 3 vụ/năm, sản lượng cá trong xã xuất bán ra thị trường từ 1.700-2.000 tấn/năm. Giá bán hiện nay dao động từ 38.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với tháng trước.
Ông Nguyễn Văn Cưng ở ấp Tân Phước, cho biết: Gia đình đang thả nuôi cá lóc trong mùng lưới trên 20.000 con, do nhà gần khu vực biển nên tận dụng nguồn thức ăn phụ phẩm từ cá biển để làm mồi cho cá. Nuôi cá lóc trong vòng 4 tháng cá đạt trọng lượng từ 350 - 500 gram/con, sau khi trừ chi phí lãi gần 40 triệu đồng/vụ.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, khi về thăm làng nuôi gấu nổi tiếng miền Bắc là Phụng Thượng (Phúc Thọ - Hà Nội), chúng tôi gặp bà Khuất Thị Lộc, 66 tuổi, ở khu 5, thị trấn Gạch, người đang “ôm” tới 7 con gấu ngựa, mới vỡ lẽ việc chăn nuôi các loài “đặc sản” của bà con nông dân hiện nay đang trong giai đoạn “lên bờ xuống ruộng”.

Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết sản xuất lúa Hè Thu và lúa mùa của các tỉnh phía Bắc giảm cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

Luôn đảm bảo chuống nuôi sạch sẽ, khô ráo. Mỗi tuần nên quét dọn phân trên nền chuống và rắc vôi bột một lần. Một quý nên tổng vệ sinh, sát trùng chuống nuôi, tiêu độc rãnh phân và sân chơi một lần.

Dê đang nuôi ở các điạ phương gồm nhiều loại giống khác nhau và các con lai của chúng. Có thể kể các giống dê như dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Alpin Pháp, dê Barbari Ấn Độ.

Tính đến tháng 9/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu chỉ thực hiện được 11 hợp đồng bảo hiểm tôm nuôi (gồm 9 hộ nuôi trên diện tích hơn 7ha), tổng chi phí hơn 355 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 213,26 triệu đồng).