Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã An Phúc (Bạc Liêu) Nuôi Dê - Nhiều Nông Dân Làm Giàu

Xã An Phúc (Bạc Liêu) Nuôi Dê - Nhiều Nông Dân Làm Giàu
Ngày đăng: 30/06/2014

Trong quá trình tìm kiếm các đối tượng nuôi mới, nhiều nông dân xã An Phúc (huyện Đông Hải - Bạc Liêu) đã nuôi thử nghiệm dê thịt và thành công với mô hình này.

Những năm qua, nông dân ở xã An Phúc không ngừng tìm kiếm vật nuôi cho giá trị kinh tế cao, có thể thích nghi với vùng đất mặn nơi đây. Theo đó, nhiều vật nuôi được thử nghiệm nhưng không thành công. Tuy nhiên, gần đây, một mô hình mới đã mang lại hiệu quả và được bà con nhân rộng, đó là mô hình nuôi dê lấy thịt.

Với vật nuôi này, người nuôi có thể tận dụng đất trống trên bờ vuông tôm để thả nuôi. Những người nuôi dê cho rằng, dê là đối tượng dễ nuôi, ít bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bà Nguyễn Thị Nữ (ấp Minh Thìn, xã An Phúc) nói: “Do nuôi tôm quảng canh hiệu quả kinh tế còn bấp bênh nên gia đình tôi kết hợp thả dê nuôi trên bờ vuông.

Lúc đầu tôi chỉ có mấy cặp dê giống, đàn dê nhà tôi đến nay đã có số lượng lên đến hơn 50 con (trị giá hơn 100 triệu đồng). Dê sinh sản rất nhanh và dễ nuôi, vì nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là cây cỏ mọc trên bờ vuông”.

Nhiều hộ nuôi dê ở xã An Phúc cứ mỗi đợt bán dê là lãi vài chục triệu đồng. Ngoài ra, người nuôi còn có thể bán dê giống cho bà con có nhu cầu nuôi. Nuôi dê không sợ ế hay bị rớt giá như những vật nuôi khác, vì lúc nào thị trường cũng có nhu cầu.

Xác định con dê là đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, chính quyền địa phương đã nhân rộng mô hình này. Hiện nay, đàn dê ở xã An Phúc đã lên đến 650 con, chiếm hơn 1/3 trong tổng đàn gia súc của xã. Nông dân An Phúc còn phát triển nuôi dê giống để cung cấp cho thị trường.

Cùng với con tôm, con dê đang từng bước giúp một số nông dân xã An Phúc thoát nghèo, làm giàu. Song, do mô hình mang tính tự phát nên người nuôi dê ở đây chỉ nuôi theo kinh nghiệm, thiếu đầu tư, áp dụng khoa học - kỹ thuật.

Từ đó, công tác phòng bệnh trên đàn dê cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, vốn để đầu tư phát triển mỗi đàn dê không phải là ít, do vậy, người nuôi dê ở xã An Phúc rất cần sự hỗ trợ, đầu tư vốn của các tổ chức tín dung.


Có thể bạn quan tâm

Cách Thả Cá Giống Đạt Hiệu Quả Cao Cách Thả Cá Giống Đạt Hiệu Quả Cao

Thông thường vào dịp đầu năm, các vùng chăn nuôi thủy sản trên địa bàn Hà Nội sẽ bước vào vụ sản xuất cá thương phẩm mới.Việc chuẩn bị đầy đủ các yếu tố kỹ thuật trước khi thả cá giống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo tỷ lệ cá sống cao, tăng trọng nhanh trong thời gian nuôi.

27/02/2014
Nuôi Cá Bống Dừa Nuôi Cá Bống Dừa

Cá bống dừa có hình dạng bên ngoài giống như cá bống tượng và cũng là một loài cá dữ. Cá bống dừa có màu đen đậm hay nhạt tùy vào môi trường nước đang sống. Cá bống dừa (CBD) là sản phẩm mà tự nhiên ban tặng cho vùng sông nước tiếp giáp với biển.

27/02/2014
Nguồn lợi thủy sản biển đang cạn kiệt Nguồn lợi thủy sản biển đang cạn kiệt

Tại hội nghị tổng kết 1 năm triển khai dự án Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản do Đan Mạch tài trợ được Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 3-4 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia thủy sản đều khẳng định rằng nguồn lợi thủy sản trên biển đang bị cạn kiệt nhanh chóng và rõ rệt.

09/04/2015
Đảm Bảo Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt Năng Suất Cao Đảm Bảo Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt Năng Suất Cao

Trong những năm qua, phong trào nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Trị phát triển mạnh và đem lại nhiều thu nhập cho nông dân. Hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản đã góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển và những nơi có điều kiện.

27/02/2014
Kinh Nghiệm Ương Cá Mùi Giống Kinh Nghiệm Ương Cá Mùi Giống

Long An là tỉnh với đa dạng loại hình nuôi trồng và khai thác thủy sản. Trong nhiều năm nay, ngoài những mô hình nuôi truyền thống như nuôi tôm, cá, các loài thủy đặc sản khác thì mô hình ương cá giống đang rất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở những khu vực nước ngọt của tỉnh.

27/02/2014