Xã An Phúc (Bạc Liêu) Nuôi Dê - Nhiều Nông Dân Làm Giàu

Trong quá trình tìm kiếm các đối tượng nuôi mới, nhiều nông dân xã An Phúc (huyện Đông Hải - Bạc Liêu) đã nuôi thử nghiệm dê thịt và thành công với mô hình này.
Những năm qua, nông dân ở xã An Phúc không ngừng tìm kiếm vật nuôi cho giá trị kinh tế cao, có thể thích nghi với vùng đất mặn nơi đây. Theo đó, nhiều vật nuôi được thử nghiệm nhưng không thành công. Tuy nhiên, gần đây, một mô hình mới đã mang lại hiệu quả và được bà con nhân rộng, đó là mô hình nuôi dê lấy thịt.
Với vật nuôi này, người nuôi có thể tận dụng đất trống trên bờ vuông tôm để thả nuôi. Những người nuôi dê cho rằng, dê là đối tượng dễ nuôi, ít bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bà Nguyễn Thị Nữ (ấp Minh Thìn, xã An Phúc) nói: “Do nuôi tôm quảng canh hiệu quả kinh tế còn bấp bênh nên gia đình tôi kết hợp thả dê nuôi trên bờ vuông.
Lúc đầu tôi chỉ có mấy cặp dê giống, đàn dê nhà tôi đến nay đã có số lượng lên đến hơn 50 con (trị giá hơn 100 triệu đồng). Dê sinh sản rất nhanh và dễ nuôi, vì nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là cây cỏ mọc trên bờ vuông”.
Nhiều hộ nuôi dê ở xã An Phúc cứ mỗi đợt bán dê là lãi vài chục triệu đồng. Ngoài ra, người nuôi còn có thể bán dê giống cho bà con có nhu cầu nuôi. Nuôi dê không sợ ế hay bị rớt giá như những vật nuôi khác, vì lúc nào thị trường cũng có nhu cầu.
Xác định con dê là đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, chính quyền địa phương đã nhân rộng mô hình này. Hiện nay, đàn dê ở xã An Phúc đã lên đến 650 con, chiếm hơn 1/3 trong tổng đàn gia súc của xã. Nông dân An Phúc còn phát triển nuôi dê giống để cung cấp cho thị trường.
Cùng với con tôm, con dê đang từng bước giúp một số nông dân xã An Phúc thoát nghèo, làm giàu. Song, do mô hình mang tính tự phát nên người nuôi dê ở đây chỉ nuôi theo kinh nghiệm, thiếu đầu tư, áp dụng khoa học - kỹ thuật.
Từ đó, công tác phòng bệnh trên đàn dê cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, vốn để đầu tư phát triển mỗi đàn dê không phải là ít, do vậy, người nuôi dê ở xã An Phúc rất cần sự hỗ trợ, đầu tư vốn của các tổ chức tín dung.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27/11/2014, Thông tư 29/2014/TT-BCT của Bộ Công thương hướng dẫn thi hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp Bình Định, trong vụ ĐX 2014-2015, toàn tỉnh sẽ sản xuất 47.156 ha lúa, 16.230 ha hoa màu các loại… với nhu cầu khoảng 35.000 tấn phân bón các loại, như urê, NPK, lân, kali, DAP… Thời điểm này, giá phân bón đang giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Do người nuôi cá tra bị lỗ kéo dài nên ngừng nuôi, đã ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ thức ăn thuỷ sản cũng bị giảm sút đáng kể. Ước tháng 10/2014 thức ăn thuỷ sản đạt 2,7 ngàn tấn, tăng 1,92% so tháng trước và bằng 82,23% so cùng kỳ, cộng dồn 10 tháng năm 2014 đạt hơn 32,5 ngàn tấn, bằng 87,72% so cùng kỳ;

Bình Định là địa phương thực hiện hiệu quả việc ương tôm hùm giống bằng lồng. Năm 2013, việc nâng cấp tôm hùm lồng tập trung tại xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với tổng thể tích lồng ương 134,2 m3 (bằng 26,4% so với năm 2012), số lượng giống ương khoảng 61.500 con. Thể tích lồng ương tôm hùm giảm vì nguồn tôm giống khai thác từ tự nhiên khan hiếm, giá tôm giống tăng cao nên khả năng đầu tư của các hộ nuôi giảm.

Đây là nội dung quan trọng sau việc quy hoạch khi thực hiện Nghị định 36 để phục hồi ngành cá tra ở ĐBSCL. Theo đó, Bộ Tài chính đã có dự thảo thông tư hướng dẫn phương pháp tính giá thành và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp với đại diện 22 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra để góp ý cho dự thảo.