Xã An Phúc (Bạc Liêu) Nuôi Dê - Nhiều Nông Dân Làm Giàu

Trong quá trình tìm kiếm các đối tượng nuôi mới, nhiều nông dân xã An Phúc (huyện Đông Hải - Bạc Liêu) đã nuôi thử nghiệm dê thịt và thành công với mô hình này.
Những năm qua, nông dân ở xã An Phúc không ngừng tìm kiếm vật nuôi cho giá trị kinh tế cao, có thể thích nghi với vùng đất mặn nơi đây. Theo đó, nhiều vật nuôi được thử nghiệm nhưng không thành công. Tuy nhiên, gần đây, một mô hình mới đã mang lại hiệu quả và được bà con nhân rộng, đó là mô hình nuôi dê lấy thịt.
Với vật nuôi này, người nuôi có thể tận dụng đất trống trên bờ vuông tôm để thả nuôi. Những người nuôi dê cho rằng, dê là đối tượng dễ nuôi, ít bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bà Nguyễn Thị Nữ (ấp Minh Thìn, xã An Phúc) nói: “Do nuôi tôm quảng canh hiệu quả kinh tế còn bấp bênh nên gia đình tôi kết hợp thả dê nuôi trên bờ vuông.
Lúc đầu tôi chỉ có mấy cặp dê giống, đàn dê nhà tôi đến nay đã có số lượng lên đến hơn 50 con (trị giá hơn 100 triệu đồng). Dê sinh sản rất nhanh và dễ nuôi, vì nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là cây cỏ mọc trên bờ vuông”.
Nhiều hộ nuôi dê ở xã An Phúc cứ mỗi đợt bán dê là lãi vài chục triệu đồng. Ngoài ra, người nuôi còn có thể bán dê giống cho bà con có nhu cầu nuôi. Nuôi dê không sợ ế hay bị rớt giá như những vật nuôi khác, vì lúc nào thị trường cũng có nhu cầu.
Xác định con dê là đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, chính quyền địa phương đã nhân rộng mô hình này. Hiện nay, đàn dê ở xã An Phúc đã lên đến 650 con, chiếm hơn 1/3 trong tổng đàn gia súc của xã. Nông dân An Phúc còn phát triển nuôi dê giống để cung cấp cho thị trường.
Cùng với con tôm, con dê đang từng bước giúp một số nông dân xã An Phúc thoát nghèo, làm giàu. Song, do mô hình mang tính tự phát nên người nuôi dê ở đây chỉ nuôi theo kinh nghiệm, thiếu đầu tư, áp dụng khoa học - kỹ thuật.
Từ đó, công tác phòng bệnh trên đàn dê cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, vốn để đầu tư phát triển mỗi đàn dê không phải là ít, do vậy, người nuôi dê ở xã An Phúc rất cần sự hỗ trợ, đầu tư vốn của các tổ chức tín dung.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh ruột đỏ (cách gọi của người nuôi tôm địa phương) đang là nỗi ám ảnh. Đây là bệnh mới, chưa có công bố chính thức nào nên chưa có cách phòng và chống bệnh hiệu quả.

Cây vụ đông có nguồn gốc ôn đới (ưa lạnh) được gieo trồng từ tháng 10 và sinh trưởng, phát triển trong 3 tháng giá lạnh nhất.

Dù đã ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, chúng tôi gọi thân mật là chú Hai, vẫn đi thăm cả khu vườn rộng hơn 1 ha của “vua bưởi” da xanh Đặng Văn Nám.

Nhãn chín muộn, thứ quả đặc sản của Hà Nội đã vang danh khắp thế giới. Người Mỹ đã phải bay nửa vòng trái đất về Hoài Đức, Quốc Oai (Hà Nội) để hái quả tận cành, ăn tại vườn và gật gù tán thưởng.

Tính đến 1/10/2015, toàn huyện Si Ma Cai (Lào Cai) mới lắp đặt được 2 bể biogas cho hai hộ dân tại xã Bản Mế và Lử Thẩn.