WB Tài Trợ 47 Tỷ Đồng Nâng Cấp Mở Rộng Cảng Cá Ở Bình Định

Ông Trần Văn Vinh, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án Vì sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ (CRSD) tỉnh Bình Định cho biết, Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 47 tỷ đồng để nâng cấp và mở rộng cảng cá Đề Gi tại thôn An Quang, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát.
Mục tiêu của đề án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khoảng 3.000 lượt tàu cập cảng/năm, trong đó chủ yếu là tàu đánh bắt hải sản xa bờ. Đồng thời, nâng cao chất lượng phục vụ hậu cần nghề cá sau thu hoạch giải quyết việc làm cho từ 400-600 lao động địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái khu vực cảng.
Theo dự án, các hạng mục thi công gồm: đền bù và giải phóng mặt bằng trên diện tích 2,4ha; san lấp mặt bằng, hệ thống nước sinh hoạt và đường giao thông nội bộ; hệ thống xử lý nước thải, điện; công trình nhà làm việc, hệ thống mái che trên cảng và công trình thủy công mở rộng cầu cảng mỗi bên thêm 25m đưa tổng chiều rộng cầu cảng lên 100m và mở rộng kè hướng đông 50m.
Ông Lương Ngọc Anh, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phù Cát, cho biết việc nâng cấp mở rộng cảng cá Đề Gi có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu cho tàu thuyền, nhất là tàu thuyền đánh bắt xa bờ cập bến và trú bão an toàn trong mùa mưa bão mà còn tạo điều kiện để ngư dân địa phương đóng mới tàu công suất lớn vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và tạo công ăn việc làm cho 600 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động ven biển khác.
Dự kiến, công trình sẽ chính thức đưa vào hoạt động năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Những năm qua, các hộ dân khu vực đầm Nại, vịnh Vĩnh Hy tổ chức nuôi hàu thương phẩm mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Những năm gần đây, cá rô phi đơn tính đã được nhân dân trong tỉnh Ninh Bình đưa vào nuôi, tuy nhiên chủ yếu theo phương pháp truyền thống, nuôi ghép với các đối tượng khác, kỹ thuật thâm canh hạn chế nên chưa phát huy tối đa tiềm năng.

Đầu vụ tôm năm nay, không ít nông dân ở các vùng nuôi tôm trọng điểm như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… phải “treo” đầm vì hết vốn, trong khi nợ ngân hàng, nợ tiền đại lý thức ăn đang bủa vây lấy họ.

Mới đây, Phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo hướng dẫn một số giải pháp nhằm giảm giá thành trong nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh. Hơn 50 nông dân xã Vĩnh Hậu tham dự.

Chiều 3/11, đại diện lãnh đạo UBND TP Cam Ranh (Khánh Hòa) tổ chức đối thoại với các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi các dự án nạo vét tại vịnh Cam Ranh.