WB rót thêm 45 triệu USD cho ngành chăn nuôi, thực phẩm tại Việt Nam

Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới vừa phê duyệt khoản tài trợ bổ sung trị giá 45 triệu USD cho dự án chăn nuôi và tăng cường an toàn thực phẩm, đang thực hiện tại Việt Nam.
Mục đích của Dự án Nâng cao Năng Lực Cạnh Tranh và An Toàn Thực Phẩm là tăng cường hiệu quả sản xuất chăn nuôi trong các hộ gia đình, giảm tác động môi trường của việc chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, và tăng cường an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi.
“Chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho các hộ nông dân và đồng thời giúp họ tích tụ vốn”, ông Võ Thanh Sơn, Chuyên gia cao cấp về phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới, trưởng nhóm dự án nói. “Khoản vốn bổ sung này giúp củng cố kết quả đạt được ban đầu và nhân rộng các phương pháp chăn nuôi tốt ra các vùng khác tại 12 tỉnh thực hiện dự án.”
Việc áp dụng các phương pháp chăn nuôi tốt đã giúp nâng cao sản lượng và thu nhập cho các hộ nông dân nhờ giảm tỉ lệ lợn và gia cầm bị chết đồng thời tăng sản lượng đầu ra. Phương pháp chăn nuôi tiên tiến cũng góp phần làm giảm thời gian nuôi và tăng tổng đàn, qua đó góp phần giảm chi phí thức ăn, tăng sản lượng và tăng lợi nhuận.
Dự án cũng giúp tăng cường an toàn thực phẩm thông qua cải tạo 124 lò mổ qui mô nhỏ, tăng cường kiểm tra và xét nghiệm khuẩn qua đó nâng cao mức độ an toàn sản phẩm thịt. Ngoài ra, dự án cũng hỗ trợ 23 lò mổ qui mô vừa và lớn nhằm nâng cấp quá trình xử lý và các cơ sở buôn bán thịt cũng như các biện pháp thực hành khác theo chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia. Cho đến nay dự án đã hỗ trợ nâng cấp 300 chợ bán thịt theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao mức độ an toàn thực phẩm nói chung trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Dự án ban đầu được phê duyệt ngày 22/9/2009 với tổng kinh phí 65,26 triệu USD từ nguồn IDA và 13,77 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

“Ông Thêm là một cán bộ hội có tài lãnh đạo luôn được hội viên, ND tin yêu” - đó là nhận xét của ông Nguyễn Văn Khuyên - Chủ tịch Hội ND huyện Lý Nhân, Hà Nam khi nói về ông Ngô Văn Thêm - Chủ tịch Hội ND xã Nhân Chính.

Ngày 6.6, Hội đồng khoa học Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam tổ chức hội thảo nghiệm thu và đã thông qua đề tài “Thử nghiệm phương pháp tiêm phòng cùng lúc vắc xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng trên bò” của Chi cục Thú y tỉnh.

Trong chuyến đi công tác tại huyện Lạng Giang, chúng tôi được biết Tân Thanh là xã có nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao. Một trong số đó có hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Mải Hạ làm giàu từ trang trại tổng hợp vườn- chuồng. Với tổng diện tích 2,7 ha trồng vải và nuôi các loài động vật hoang, mỗi năm ông Chiến thu về 200-300 triệu đồng.

Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã củng cố và phát triển mạnh nghề nuôi cá tra giống và trở thành một trong những địa chỉ cung cấp cá giống hàng đầu của tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2013, huyện Sơn Động (Bắc Giang) dành hơn 5,8 tỷ đồng trong số hơn 29 tỷ đồng thực hiện Chương trình quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.