Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

WB rót thêm 45 triệu USD cho ngành chăn nuôi, thực phẩm tại Việt Nam

WB rót thêm 45 triệu USD cho ngành chăn nuôi, thực phẩm tại Việt Nam
Ngày đăng: 01/07/2015

Ban Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới vừa phê duyệt khoản tài trợ bổ sung trị giá 45 triệu USD cho dự án chăn nuôi và tăng cường an toàn thực phẩm, đang thực hiện tại Việt Nam.

Mục đích của Dự án Nâng cao Năng Lực Cạnh Tranh và An Toàn Thực Phẩm là tăng cường hiệu quả sản xuất chăn nuôi trong các hộ gia đình, giảm tác động môi trường của việc chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, và tăng cường an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi.

“Chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho các hộ nông dân và đồng thời giúp họ tích tụ vốn”, ông Võ Thanh Sơn, Chuyên gia cao cấp về phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới, trưởng nhóm dự án nói. “Khoản vốn bổ sung này giúp củng cố kết quả đạt được ban đầu và nhân rộng các phương pháp chăn nuôi tốt ra các vùng khác tại 12 tỉnh thực hiện dự án.”

Việc áp dụng các phương pháp chăn nuôi tốt đã giúp nâng cao sản lượng và thu nhập cho các hộ nông dân nhờ giảm tỉ lệ lợn và gia cầm bị chết đồng thời tăng sản lượng đầu ra. Phương pháp chăn nuôi tiên tiến cũng góp phần làm giảm thời gian nuôi và tăng tổng đàn, qua đó góp phần giảm chi phí thức ăn, tăng sản lượng và tăng lợi nhuận.

Dự án cũng giúp tăng cường an toàn thực phẩm thông qua cải tạo 124 lò mổ qui mô nhỏ, tăng cường kiểm tra và xét nghiệm khuẩn qua đó nâng cao mức độ an toàn sản phẩm thịt. Ngoài ra, dự án cũng hỗ trợ 23 lò mổ qui mô vừa và lớn nhằm nâng cấp quá trình xử lý và các cơ sở buôn bán thịt cũng như các biện pháp thực hành khác theo chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia. Cho đến nay dự án đã hỗ trợ nâng cấp 300 chợ bán thịt theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao mức độ an toàn thực phẩm nói chung trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Dự án ban đầu được phê duyệt ngày 22/9/2009 với tổng kinh phí 65,26 triệu USD từ nguồn IDA và 13,77 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

18/08/2015
Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

18/08/2015
Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.

18/08/2015
Trồng sắn bền vững trên đất đồi Trồng sắn bền vững trên đất đồi

Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…

18/08/2015
Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới

Nhằm tăng cường ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, UBND tỉnh Đồng Tháp tập trung đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ.

18/08/2015