Vượt khó sản xuất hè thu

Ông Phan Xuân Đức - Phó Trưởng phòng NN&PTNT Hương Sơn cho biết: Ngay từ đầu vụ, UBND huyện đã ban hành công điện về việc tập trung chỉ đạo phòng, chống hạn vụ hè thu 2015. Theo đó, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để chỉ đạo, động viên, đôn đốc bà con sản xuất với quan điểm tập trung gieo trồng tối đa diện tích có thể. Các phương án tổ chức sản xuất, chống hạn được chuẩn bị chu đáo, cụ thể.
Huyện đã chỉ đạo xã Sơn Bằng tổ chức nạo vét Hói Nầm để tạo nguồn nước cho 3 trạm bơm Sơn Bằng, Sơn Phúc, Sơn Thủy bơm tưới phục vụ sản xuất; chỉ đạo các địa phương nạo vét 394 km kênh mương các cấp để khơi thông dòng chảy; phối hợp với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh thông báo kế hoạch bơm nước và hướng dẫn người dân tranh thủ lấy nước vào ruộng, triển khai gieo cấy đúng lịch và quán triệt phương châm “nước về đến đâu, tổ chức gieo cấy đến đó”, tránh lãng phí, thất thoát nguồn nước.
Đối với những vùng hồ chứa ở mực nước chết, huyện chỉ đạo ưu tiên giữ nước phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi; tăng cường tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài ra, huyện chỉ đạo địa phương tiến hành bơm nước từ sông Ngàn Phố lên các ao hồ, bàu như Bàu Ngãi (thị trấn Phố Châu), Bàu E (Sơn Trung), Bàu Sen (Sơn Ninh...) để giữ ẩm và tăng nguồn nước ngầm phục vụ dân sinh.
Nhờ nỗ lực trong việc đưa nước về ruộng nên mặc dù nắng cạn hồ, khô sông nhưng bà con Hương Sơn vẫn gieo cấy đạt 1.800 ha lúa, vượt gần 250 ha so với kế hoạch điều chỉnh. Vào những ngày cuối vụ, nhờ có mưa nên đồng ruộng nhiều vùng “tử địa” đã có nước để gieo cấy. Tuy có chậm so với thời vụ, nhưng bà con nhân dân vẫn quyết tâm. Ở các diện tích này, bà con gieo cấy 100% giống ngắn ngày (dưới 90 ngày) để tránh lũ. Cùng với màu xanh của lúa cấy sớm, trên những cánh đồng “tử địa” tưởng như bỏ hoang ở Hương Sơn, lúa non cũng đang vươn xanh mơn mởn.
Giải pháp chuyển đổi cơ cấu để “chạy hạn” được Hương Sơn tính đến ngay từ đầu vụ. Theo đó, UBND huyện đã chủ động chuyển đổi 350 ha đất lúa sang sản xuất cây màu như đậu, ngô. Diện tích này cũng được điều chỉnh tăng lên do hạn hán gay gắt, tập trung ở Sơn Tiến, Sơn Lễ, Sơn Lâm, Sơn Lĩnh… Trên từng diện tích cụ thể, huyện chỉ đạo cơ cấu các loại hoa màu và bộ giống phù hợp. Nhờ chủ động làm đất sớm, chuyển đổi cơ cấu hợp lý và may mắn có được vài đợt mưa cách đây ít hôm, bà con đã đồng loạt ra đồng gieo trỉa, đến nay, diện tích hoa màu đã thực hiện gần khép kín kế hoạch đề ra. Trên nhiều vùng, ngô, đậu đã nảy mầm, phát triển xanh tốt.
Với những nỗ lực của huyện, xã, các ngành và bà con nông dân, trên 1.800 ha lúa hè thu của Hương Sơn đã bén rễ và xanh tốt trong nắng hạn; trên 2.000 ha cây màu cũng đang phát triển tốt. Giọt nước quý như vàng, nên Hương Sơn đang chỉ đạo sử dụng dè xẻn để đủ tưới dưỡng các đợt tiếp theo phục vụ kỳ sinh trưởng của cây lúa, cây màu.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7-10, người dân phát hiện một con cá heo bị mắc cạn, có dấu hiệu đuối sức trôi dạt vào đìa nuôi trồng thủy sản của một hộ dân tại thôn Tân Đảo, Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), trên vùng viển thuộc đầm Nha Phu, vịnh Bình Cang.

Hơn 8 tấn cá nuôi trong ao tại một trang trại ở xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) chuẩn bị thu hoạch bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Với thu nhập từ năm 2012 đến nay đạt 4,45 tỷ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí, anh Nguyễn Văn Côn (SN 1968), hội viên nông dân xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) được nhiều người biết đến là tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.

Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.