Vượt chỉ tiêu xây, lắp hầm biogas

Có được thành tích đó, là nhờ chương trình dự án "Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp" đã lan tỏa vào đời sống.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Phú Thọ, 8 tháng đầu năm nay, dự án đã lắp đặt được 2.195 công trình khí sinh học cỡ nhỏ (đạt 73% kế hoạch cả năm)
Trong đó 1.000 công trình xây và lắp đặt 1.195 công trình biogas bằng vật liệu composite. Lũy kế từ đầu dự án (năm 2013 đến nay) xây dựng được 3.700 công trình.
Kiểm tra được 385 công trình khí sinh học đã vận hành đưa vào sử dụng. Đạt 25,58% so với kế hoạch cả năm. Lũy kế từ đầu dự án thực hiện kiểm tra được 980 công trình đã vận hành.
Đồng thời, đã tiến hành xây dựng thuyết minh 11 mô hình nông nghiệp các bon thấp báo cáo Ban Quản lý các dự án nông nghiệp (Bộ NN-PTNT); tiến hành tập huấn 1 lớp đào tạo kỹ thuật viên và 1 lớp đào tạo thợ xây/lắp đặt công trình khí sinh học.
Tổng giá trị thực hiện dự án là hơn 7,5 tỷ đồng, đạt 82,6% kế hoạch cả năm.
Về tình hình giải ngân, lũy kế giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn vay đối ứng từ đầu năm đến thời điểm hiện tại đạt trên 2,8 tỷ đồng, đạt gần 30,7% so với kế hoạch vốn cả năm, trong đó hợp phần 1: Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi giải ngân gần 2,6 tỷ đồng; hợp phần 4: Chi phí quản lý dự án giải ngân khoảng 245 triệu đồng.
Đánh giá về tình hình thực hiện dự án, bà Trần Thị Thủy, Trưởng phòng Trồng trọt, PGĐ Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Phú Thọ cho biết: Do được triển khai từ năm 2013, đội ngũ kỹ thuật viên, thợ xây của các huyện đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Ở địa phương, các công trình khí sinh học đã triển khai xây dựng trong những năm trước đã đạt được kết quả tốt, do vậy đông đảo người dân đăng ký xây dựng công trình khí sinh học.
Ngoài việc phối hợp với Báo NNVN và các cơ quan truyền thông Trung ương, Ban quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp của tỉnh cũng trích một phần kinh phí để đẩy mạnh tuyên truyền về dự án thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình để đông đảo cán bộ địa phương và bà con nông dân biết tới, qua đó tạo sức lan tỏa của chương trình.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án cũng vấp phải khó khăn, nhất là năm 2015 chưa được bố trí nguồn vốn đối ứng của tỉnh nên không có nguồn chi trả lương cho cán bộ tham gia quản lý dự án.
Năm 2015 cũng là năm đầu tiên lực lượng khuyến nông đảm đương nhiệm vụ triển khai dự án, vì thế không tránh khỏi những bỡ ngỡ.
Đối với hạng mục xây dựng mô hình trồng trọt, nuôi trồng thủy sản giảm thiểu phát thải khí nhà kính, do Ban quản lý Dự án hỗ trợ nôn nghiệp các bon thấp chưa đưa phê duyệt khung chương trình cụ thể, nên chưa thể thực hiện trong năm nay.
Đến nay, đã có 13 huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh Phú Thọ tham gia dự án. Tính đến ngày 16/6/2015, rất nhiều địa phương trong tỉnh đã vượt chỉ tiêu so với kế hoạch xây, lắp hầm biogas được phân bổ cả năm 2015.
Điển hình, huyện Phù Ninh xây dựng được 430 công trình (vượt 190 công trình so với kế hoạch cả năm); Hạ Hòa (vượt 15 công trình); Thanh Thủy 210 công trình (vượt 10 công trình); Thanh Ba 345 công trình (vượt 145 công trình); thị xã Phú Thọ 80 công trình (vượt 20 công trình); Tam Nông 120 công trình (vượt 40 công trình).
Đối với Tân Sơn, một trong những huyện “kêu khó” nhiều nhất trong việc vận động bà con xây dựng hầm biogas, khi từ đầu năm đến nay chỉ có 16 công trình được xây lắp mới.
Bà Thủy cho biết: “Nguyên nhân là bởi quy mô chăn nuôi của các hộ dân quá nhỏ lẻ, không đủ số lượng phân thải để vận hành thường xuyên công trình biogas.
Sắp tới, Trạm Khuyến nông sẽ phối hợp với Hội Nông dân, Trạm Thú y tập huấn cho bà con kỹ thuật ủ phân sử dụng men vi sinh để làm phân hữu cơ; đồng thời thí điểm triển khai mô hình chia sẻ hầm biogas (các hộ dân liền kề gom phân thải vào một chỗ để xử lý)”.
Có thể bạn quan tâm

Hè về, sen thương phẩm từ các ao, bàu ở xã Sùng Nhơn (Bình Thuận) lên bờ tỏa đi khắp mọi hướng trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ. Có thể nói rằng, những năm gần đây sen thương phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân nơi đây.

Để bảo đảm hiệu quả sản xuất, nhiều địa phương ven biển của tỉnh Nam Định đã phát triển mô hình tổ hợp tác trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. Đến nay, toàn tỉnh có trên 5.000 tổ hợp tác; trong đó, có 58 tổ hợp tác có đăng ký sản xuất kinh doanh.

Ở Lục Yên (Yên Bái) có giống vịt bầu - giống vịt cho thịt thơm, ngon được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, giống vịt này đang mai một.

Mặc dù lợi nhuận tăng trên 40%, nhưng cánh đồng mẫu lớn vẫn chưa thể làm thỏa mãn được kỳ vọng của người dân về hiệu quả đích thực mà mô hình kiểu mẫu này mang lại sau một năm thực hiện.

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với các bộ, ngành liên quan tại buổi làm việc với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vừa qua về mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, hay còn gọi là “nuôi lợn không tắm”.