Vườn vải thiều bạc tỉ có một không hai ở Bắc Giang

Khu vườn vải thiều diện tích 3ha có một không hai ở thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Chủ nhân của vườn vải này là anh Trần Văn Hành, một người dân tộc Sán Dìu, lại bắt cây vải thiều ra hoa, đậu quả ngay trên thân cây.
Người dân nơi đây vẫn quen gọi anh là "phù thủy" đất vải thiều, bởi sản lượng, mẫu mã của loại vải thiều này được đánh giá cao hơn so với các quả vải thiều truyền thống. Ở thời điểm này vải trong vườn nhà anh Hành đang được bán với giá trên 20 nghìn/ 1kg, gấp đôi so với vải thiều thông thường.
Câu chuyện về ép vải ra quả từ thân được bắt đầu vào năm 2012 trong một lần tình cờ thấy cây vải giao tán vào nhau tạo nhiều khoảng râm, anh đã bấm bớt cành nhỏ đầu tán để vườn có nhiều ánh sáng. Không ngờ sau đó, rất nhiều nhánh lộc mọc ra từ thân cây, hoa chi chít. Năm đầu tiên anh quan sát và đã thấy quả ra từ thân chất lượng ngon hơn, hình thức đẹp hơn quả ở cành.
Lộc ra từ thân ngay sau vụ thu hoạch được cắt bỏ, đợi lộc ra đợt kế tiếp cách đó chừng hai tháng thì anh để lại cho ra hoa. Do cắt tỉa cành, hạn chế tán cây phát triển giúp ánh sáng tỏa xuống thân, rồi đồng loạt bón thúc nên chất dinh dưỡng dồn tụ lại, làm bật mầm thân cây, có những chùm nặng 2 kg đến 3kg rất bắt mắt.
Theo anh Hành, quả từ những lộc thân cây thường to mọng, mã quả đỏ và sáng bắt mắt, thường là hàng hoa, được khách hàng đổ xô đến mua và hoàn toàn được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Việc cho vải ra quả từ thân đã mang lại những hiệu quả về kinh tế, thu hái nhanh, bớt đi một nửa nhân công trong những ngày cao điểm, giá cao và ổn định. Với 3ha vải mỗi năm gia đình anh Hành thu về gần một tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Từ trước đến nay cá mú, tôm hùm sống đều lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch, thường xuyên bị ép giá. Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa đang đi đầu trong cả nước lập một dự án đưa cá mú, tôm hùm xuất khẩu chính ngạch bằng tàu thông thủy…

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam cho biết, số cá tra giống này được thuần hóa giống bố mẹ lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, cho sinh sản tại cơ sở nuôi trồng của trung tâm cách đây 3 tháng. Cá tra là loại thủy sản được nuôi thả phổ biến ở miền Nam và trong những năm gần đây đã được nuôi thành công tại Quảng Nam. Đợt thả cá này mang tính chất thử nghiệm với mục đích qua sự chọn lọc của tự nhiên có thể lưu giữ nguồn gien giống cá tra, góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

Nuôi ong mật lâu nay là một trong những nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) bởi chi phí đầu vào thấp, người nuôi dễ tiếp cận với nghề. Để duy trì nghề nuôi ong mật, Hội Nông dân xã Động Đạt đã thành lập Chi hội Nuôi ong với 26 hội viên. Hàng năm, 500 đàn ong mật của các hội viên Chi hội đã cung ứng ra thị trường từ 10 đến 12 tấn mật.

Chỉ cần điện thoại là hải sản từ nhiều vùng mien sẽ được đóng thùng gửi đến tận nhà trong vòng 1 ngày

Ngoài yếu tố dịch bệnh, sự cạnh tranh từ các thương lái nước ngoài, việc người nuôi tôm neo hàng chờ giá đã tạo sức ép khá lớn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ đến cả ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.