Vươn Lên Từ Thất Bại

Trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2009-2014 của huyện Tủa Chùa đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, trong đó có cựu chiến binh Lê Mạnh Cường, ở tổ dân phố Thống Nhất, thị trấn Tủa Chùa.
Sau hơn hai năm rèn luyện trong quân đội, năm 2010, Lê Mạnh Cường xuất ngũ trở về địa phương và xây dựng gia đình. Khi đó kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn, bởi xuất ngũ về gia đình có hai mẹ con, mẹ già thường xuyên đau yếu bệnh tật, khi xây dựng gia đình cuộc sống lại càng khó khăn hơn.
Nhưng với bản chất của người lính cụ Hồ, quyết không cam chịu đói nghèo, Cường vay Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 60 triệu đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, kết hợp nuôi gia cầm và nấu rượu. Thời gian đầu gặp không ít khó khăn, do thiếu kiến thức về chăn nuôi vì vậy lợn, gia cầm bị dịch bệnh chết hàng loạt.
Thất thu quá lớn, vợ chồng anh đã nản lòng nhưng rồi được anh em, bạn bè động viên, vợ chồng anh quyết tâm lần nữa phát triển kinh tế bằng nghề chăn nuôi. Lê Mạnh Cường không nản lòng, đi học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm, nghiên cứu qua sách, báo và xem các mô hình làm kinh tế mang lại hiệu quả trên sóng truyền hình, qua đó, áp dụng khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương và gia đình để phát triển đàn lợn.
Từ sự chịu khó, lao động cần cù, vượt qua bao khó khăn thách thức đã đem lại cho anh sự thành công trong chăn nuôi. Sau những lứa lợn đầu tiên thành công, có thêm vốn; năm 2012 anh mạnh dạn đầu tư mở rộng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn, chăn nuôi thêm gia cầm và nấu rượu.
Để đàn lợn phát triển tốt, anh đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, xây hầm biogas tận dụng khí đốt. Vợ anh - chị Lò Thị Tương cho biết: “Nấu rượu cho thu nhập không cao nhưng tận dụng bã rượu cho lợn và gia cầm ăn rất tốt, vừa đỡ tốn kém thức ăn mà lợn nhanh lớn lại không bị giun sán”.
Nắm vững kiến thức trong chăn nuôi, anh thực hiện tiêm vắc xin định kỳ để phòng các loại dịch bệnh. Vì vậy đàn lợn của gia đình anh ít bị mắc dịch bệnh, sinh trưởng tốt. Mỗi năm gia đình anh xuất bán 3- 4 lứa lợn, mỗi lứa từ 1,5 - 2 tấn lợn thịt. Hiện tại gia đình anh thường xuyên duy trì nuôi 35 - 40 con lợn thịt, trên 100 con gia cầm. Từ chăn nuôi lợn và gia cầm, hàng năm trừ chi phí gia đình anh thu lãi trên dưới 50 triệu đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, cựu chiến binh Lê Mạnh Cường còn là hội viên gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của Hội.
Bản thân anh và gia đình luôn gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những hội viên có nhu cầu, để nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo.
Lê Mạnh Cường xứng đáng là người lính Cụ Hồ, là tấm gương cựu chiến binh làm kinh tế giỏi để mọi người học tập và làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân huyện Tủa Chùa có 12 cơ sở hội, 138 chi hội với gần 7.000 hội viên. Trong đó, số lượng hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm 54% tổng số hội viên. Xác định việc giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng góp phần giúp hội viên ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Theo UBND huyện Long Thành, ngoại trừ An Phước được công nhận là xã nông thôn mới từ đầu năm 2014, đến thời điểm hiện tại, huyện có thêm 3 xã: Long An, Long Đức, Long Phước cũng đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tỉnh họp xét công nhận xã nông thôn mới và 9 xã còn lại cũng đạt từ 13 đến 18 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…

Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh, việc chăn nuôi thất bại”. Không từ bỏ quyết tâm, cuối năm 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.

Huyện Châu Thành có thế mạnh vườn cây ăn trái, với diện tích hơn 9.000ha. Trong đó, bưởi Năm Roi chiếm gần 20%, với hơn 1.705ha. Nhưng 3 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng bưởi ở Châu Thành có xu hướng giảm do vườn bưởi bị lão hóa, ảnh hưởng thời tiết làm phát sinh mầm bệnh.