Vươn lên từ mô hình chăn nuôi kết hợp

Năm 1972, bà Khiển lập gia đình. Tài sản cha mẹ để lại cho bà là căn nhà lá lụp xụp và 2.000m2 đất. Để kiếm sống, gia đình bà phải đi làm thuê do không có tiền đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình. Rồi bà sinh con, cuộc sống trở nên chật vật hơn. Năm 1992 chồng bà bỏ đi, để lại mình bà nuôi 7 người con.
Thấy gia cảnh của bà Khiển, Hội Nông dân phường Chánh Mỹ đã hỗ trợ gia đình bà vay 30 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân để làm ăn. Có tiền, bà bắt đầu mua dê về nuôi; tận dụng diện tích mặt nước cạnh nhà, bà nuôi thêm cá và trồng hoa súng để tăng thu nhập. Hội Nông dân phường còn hỗ trợ thêm cho bà về cá giống, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt…
Ban đầu bà Khiển chỉ nuôi 2 con dê giống, 1 tháng sau mua thêm 2 con. Đến nay đàn dê của gia đình bà đã tăng lên 150 con. Bà Khiển cho hay, nuôi dê đem lại hiệu quả cao hơn những vật nuôi khác. Dê là động vật nhai lại, ăn tạp, vì thế thức ăn của chúng cũng đơn giản là các loại lá, cây cỏ, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có nên ít tốn chi phí. Trung bình nuôi khoảng 4 tháng dê bắt đầu sinh sản; mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 1 - 3 con. Hiện nay, đầu ra cho dê cũng khá thuận lợi. Các thương lái thường tìm đến nhà để mua, có những thời điểm không đủ nguồn dê để cung cấp. Mỗi năm gia đình bà xuất bán khoảng 60 con, thu nhập khoảng 120 triệu đồng.
Ngoài dê, ao cá rộng 5.000m2, bà Khiến nuôi các loại cá điêu hồng, tai tượng, rô phi cho thu nhập thêm khoảng 60 triệu đồng/năm. Bà còn tận dụng ao nuôi cá để trồng bông súng với thu nhập 200.000 đồng/ngày.
Với sự cần cù, chịu khó của bà và các thành viên trong gia đình, cùng với sự hỗ trợ kịp thời về vốn, kỹ thuật chăn nuôi từ địa phương, đến nay mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng không chỉ giúp gia đình bà Khiển thoát nghèo mà còn vươn lên khấm khá. Bên cạnh đàn dê 150 con, đàn trâu, bò 15 con… bà còn trồng sen, súng và nuôi cá; tổng thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.
Kinh tế gia đình ổn định, bà Khiển có điều kiện lo cho con cái ăn học đàng hoàng và có công việc ổn định. Bà chia sẻ: “Nhờ được sự giúp đỡ rất lớn của địa phương, gia đình tôi mới cải thiện được cuộc sống như hiện nay. Tới đây, gia đình cũng sẽ đầu tư thêm vào sản xuất, chăn nuôi để kinh tế gia đình ổn định hơn, xây dựng lại nhà cửa khang trang hơn”.
Ông Vương Thanh Bảo, Phó Chủ tịch UBND phường Chánh Mỹ cho biết, trong những năm qua, công tác giảm nghèo tại địa phương luôn được Đảng ủy, UBND phường quan tâm. Cuối năm 2010, phường có 135 hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh, đến nay chỉ còn 50 hộ nghèo. Phường phấn đấu đến cuối năm nay sẽ hoàn thành kế hoạch giảm nghèo, đạt mức dưới mức 1%.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

Mục tiêu của Hợp đồng Dịch vụ tư vấn NA-A1/03/2010/ACP ngày 15/9/2011 giữa BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứu môi trường chất thải nông nghiệp (ĐH Nông lâm Huế) là xây dựng vùng chăn nuôi dựa trên nguồn thức ăn không qua chế biến giun quế và ngũ cốc nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao, đảm bảo ATVSTP...

Tháng 6/2013, tiến bộ kỹ thuật ấp trứng gà Hồ bằng máy đã được Viện Chăn nuôi chuyển giao cho gia đình ông Đỗ Tá Dũng ở làng Lạc Thổ (thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh).

Người dân Gò Công Đông (Tiền Giang) sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trong đó nuôi gà thả vườn khá phát triển, trên địa bàn huyện có tổng đàn gà 260.000 con. Người nuôi theo truyền thống, ít tiếp cận với việc phòng ngừa dịch bệnh và xử lý môi trường vẫn chưa triệt để.

Sáng ngày 14.11, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 13 - AgroViet 2013 do Bộ NNPTNT chủ trì đã chính thức khai mạc tại Khu hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại, 489 Hoàng Quốc Việt (Hà Nội).