Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vươn Lên Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường Ở Đồng Tháp

Vươn Lên Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường Ở Đồng Tháp
Ngày đăng: 01/05/2012

Gia đình của anh Tống Văn Phong (SN 1962) ngụ ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung vươn lên làm giàu từ cây quýt đường. Nhiều người dân địa phương đã phong cho anh danh hiệu “vua quýt đường Tư Phong”.

Thêm nhiều người dân trồng quýt đường hiệu quả từ hướng dẫn kinh nghiệm của anh Phong

Thời gian trước năm 1990, anh Phong tham gia công tác tại địa phương, tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình anh đã xin nghỉ để có thời gian chăm sóc gia đình. Lúc này, nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu khai thác 3.000m2 trồng quýt hồng đã cho trái. Thu hoạch được vài năm thì cơn lũ lịch sử năm 2000 gây ngập và làm chết toàn bộ diện tích quýt hồng. Gia đình anh Phong lâm vào tình cảnh khó khăn, có lúc phải vay mượn tiền của nhiều người để xoay sở trong sinh hoạt của gia đình cũng như đầu tư lại vườn cây ăn trái. Qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn, anh quyết định chọn cây quýt đường làm cây trồng chính để phát triển kinh tế gia đình.

Bước đầu trồng quýt đường gặp nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu trên ngay mảnh đất của gia đình, anh Phong tích cực tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây có múi; học hỏi kinh nghiệm thực tế các nhà vườn có nhiều năm trồng cây quýt đường trong và ngoài địa phương. Từ đó, anh rút ra được nhiều kinh nghiệm từ khâu cải tạo đất, xử lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tỉa cành tạo tán, trồng dậm, tuyển trái để cây cho trái lớn (đạt tỉ lệ trái loại 1 nhiều)... rồi dần dần hoàn thiện qui trình kỹ thuật trồng cây quýt đường của riêng mình. Trong tiêu thụ sản phẩm, anh Phong chọn thời điểm xử lý ra hoa phù họp, khi bán rơi vào thời điểm thị trường có giá để nâng cao lợi nhuận. Đặc biệt, anh luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Hàng năm, số quýt đường của anh Phong được nhiều thương lái trong và ngoài địa phương đến đặt mua với giá khá cao.

Nhờ đó, gia đình anh Phong có tích lũy và mua thêm 12.000m2 đất để trồng quýt đường. Năm 2010, với tổng diện tích 15.000m2, gia đình anh Phong thu hoạch tổng cộng khoảng 60 tấn trái, bán với giá bình quân 30.000 đồng/kg, thu được trên dưới 1,7 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 1,2 tỷ đồng. Đến năm 2011, cũng với diện tích trên, gia đình thu hoạch được 62 tấn, bán giá bình quân 27.000 đồng/kg, tổng doanh thu gần 1,6 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 1,2 tỷ đồng.

Với những kinh nghiệm và thành công trên, anh Phong đã nhiệt tình hướng dẫn giúp cho nhiều hộ dân trồng quýt đường tại địa phương, trong đó có nhiều hộ bước đầu trồng quýt đường có hiệu quả. Nhiều năm liền anh được bình chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã, huyện, tỉnh. Đặc biệt, anh Tống Thanh Phong là 1 trong 5 cá nhân tiêu biểu của tỉnh được chọn tham dự Hội nghị tổng kết phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc giai đoạn 2007-2011 diễn ra tại Hà Nội trong thời gian gần đây.

Có thể bạn quan tâm

Thuế Đánh Vào Tôm Nhập Khẩu Là Cơ Hội Để Kinh Doanh Với Indonesia Thuế Đánh Vào Tôm Nhập Khẩu Là Cơ Hội Để Kinh Doanh Với Indonesia

Việc thiếu quy định về mức thuế đối với Indonesia là "bất ngờ thực sự" duy nhất trong các mức thuế đối kháng sơ bộ của Mỹ đặt ra đối với bảy quốc gia sản xuất tôm công bố hôm thứ Tư, một nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ cho biết

05/06/2013
Buồn Với Giá Lúa Hè Thu Buồn Với Giá Lúa Hè Thu

Đó là tâm lý chung của đa số nông dân khi vụ hè thu khởi đầu không mấy thuận lợi. Sau vụ đông xuân giá lúa giảm mạnh, nhiều người kỳ vọng vụ hè thu sẽ gỡ gạc lại chút đỉnh nhưng diễn biến ở những vùng thu hoạch sớm cho thấy, có thể vụ này nông dân lại gặp điệp khúc “trúng mùa rớt giá”.

06/06/2013
Người Nuôi Gà “Lênh Đênh” Theo Giá Trứng Ở Dak Lak Người Nuôi Gà “Lênh Đênh” Theo Giá Trứng Ở Dak Lak

Sau đợt tăng giá bất ngờ những ngày đầu năm 2013, đến nay giá trứng gà đang sụt giảm mạnh, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi lại một chiều tăng cao, khiến người nuôi gà không khỏi lao đao, nhiều gia đình ở Đak Lak lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần hoặc bỏ trống chuồng trại…

08/04/2013
Nông Dân Quay Lưng Với Cây Mía Nông Dân Quay Lưng Với Cây Mía

Mía một thời là cây công nghiệp chủ lực của huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Chính loại cây trồng này làm nên làng nghề mía đường tại xã Tân Phúc. Tuy nhiên sau khi chịu cảnh mía “đắng”, không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện đã chuyển sang trồng cao su, thanh long và một số cây ngắn ngày khác. Theo đó, làng nghề mía đường Tân Phúc đang bị lung lay...

06/06/2013
Vì Sao Ngư Dân Câu Mực “Giải Nghệ”? Vì Sao Ngư Dân Câu Mực “Giải Nghệ”?

Nghề câu mực khơi từ lâu được xem như một nghề ăn nên làm ra của ngư dân. Thế nhưng, hiện nay tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi hàng loạt đội tàu câu mực khơi đã “giải nghệ”.

11/04/2013