Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vươn Lên Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường Ở Đồng Tháp

Vươn Lên Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường Ở Đồng Tháp
Ngày đăng: 01/05/2012

Gia đình của anh Tống Văn Phong (SN 1962) ngụ ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung vươn lên làm giàu từ cây quýt đường. Nhiều người dân địa phương đã phong cho anh danh hiệu “vua quýt đường Tư Phong”.

Thêm nhiều người dân trồng quýt đường hiệu quả từ hướng dẫn kinh nghiệm của anh Phong

Thời gian trước năm 1990, anh Phong tham gia công tác tại địa phương, tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình anh đã xin nghỉ để có thời gian chăm sóc gia đình. Lúc này, nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu khai thác 3.000m2 trồng quýt hồng đã cho trái. Thu hoạch được vài năm thì cơn lũ lịch sử năm 2000 gây ngập và làm chết toàn bộ diện tích quýt hồng. Gia đình anh Phong lâm vào tình cảnh khó khăn, có lúc phải vay mượn tiền của nhiều người để xoay sở trong sinh hoạt của gia đình cũng như đầu tư lại vườn cây ăn trái. Qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn, anh quyết định chọn cây quýt đường làm cây trồng chính để phát triển kinh tế gia đình.

Bước đầu trồng quýt đường gặp nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu trên ngay mảnh đất của gia đình, anh Phong tích cực tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây có múi; học hỏi kinh nghiệm thực tế các nhà vườn có nhiều năm trồng cây quýt đường trong và ngoài địa phương. Từ đó, anh rút ra được nhiều kinh nghiệm từ khâu cải tạo đất, xử lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tỉa cành tạo tán, trồng dậm, tuyển trái để cây cho trái lớn (đạt tỉ lệ trái loại 1 nhiều)... rồi dần dần hoàn thiện qui trình kỹ thuật trồng cây quýt đường của riêng mình. Trong tiêu thụ sản phẩm, anh Phong chọn thời điểm xử lý ra hoa phù họp, khi bán rơi vào thời điểm thị trường có giá để nâng cao lợi nhuận. Đặc biệt, anh luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Hàng năm, số quýt đường của anh Phong được nhiều thương lái trong và ngoài địa phương đến đặt mua với giá khá cao.

Nhờ đó, gia đình anh Phong có tích lũy và mua thêm 12.000m2 đất để trồng quýt đường. Năm 2010, với tổng diện tích 15.000m2, gia đình anh Phong thu hoạch tổng cộng khoảng 60 tấn trái, bán với giá bình quân 30.000 đồng/kg, thu được trên dưới 1,7 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 1,2 tỷ đồng. Đến năm 2011, cũng với diện tích trên, gia đình thu hoạch được 62 tấn, bán giá bình quân 27.000 đồng/kg, tổng doanh thu gần 1,6 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 1,2 tỷ đồng.

Với những kinh nghiệm và thành công trên, anh Phong đã nhiệt tình hướng dẫn giúp cho nhiều hộ dân trồng quýt đường tại địa phương, trong đó có nhiều hộ bước đầu trồng quýt đường có hiệu quả. Nhiều năm liền anh được bình chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã, huyện, tỉnh. Đặc biệt, anh Tống Thanh Phong là 1 trong 5 cá nhân tiêu biểu của tỉnh được chọn tham dự Hội nghị tổng kết phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc giai đoạn 2007-2011 diễn ra tại Hà Nội trong thời gian gần đây.

Có thể bạn quan tâm

Xóa vòng luẩn quẩn cho nông dân Xóa vòng luẩn quẩn cho nông dân

Nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với muôn vàn rủi ro. Nào an ninh nông thôn, nào phí chồng phí, nào nạn “cường hào mới”... Ngoài điệp khúc “được mùa, mất giá” cứ lặp đi lặp lại trêu ngươi; còn có thêm “trường ca” bi ai là “chặt - trồng, trồng - chặt” ám ảnh.

05/10/2015
Cây trồng chuyển gen phải thông tin, thông tin và thông tin Cây trồng chuyển gen phải thông tin, thông tin và thông tin

Trải qua hai thập kỷ phát triển, tính đến năm 2014, cây trồng chuyển gen đã chiếm 12,9% diện tích đất trồng trọt trên thế giới, theo ISAAA (Dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp).

05/10/2015
 Tọa đàm đi tìm giá trị gia tăng cho hạt gạo Việt Nam Tọa đàm đi tìm giá trị gia tăng cho hạt gạo Việt Nam

Tạo ra giống chữa bệnh giá cao, sản xuất nguyên liệu dược phẩm từ cám... đang là những giải pháp mới giúp gia tăng giá trị hạt gạo ngoài chuỗi sản xuất khép kín thông thường.

05/10/2015
Giá gạo Việt Nam xuất khẩu lao dốc Giá gạo Việt Nam xuất khẩu lao dốc

Giảm 105 USD mỗi tấn so với cùng kỳ năm ngoái khiến gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam rẻ hơn Thái Lan 20 USD, Campuchia 80 USD và Brazil tới 160 USD.

05/10/2015
Thị trường trái cây đích ngắm 2 tỷ USD Thị trường trái cây đích ngắm 2 tỷ USD

Theo thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu trái cây Việt Nam liên tục tăng, từ 827 triệu USD (2012) lên 1 tỷ USD (2013) và 1,477 tỷ USD (2014). Với kết quả tăng trưởng khả quan này, năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trái cây lên 2 tỷ USD. Liệu đích ngắm ấy có quá xa?

05/10/2015