Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vươn Lên Khá Giàu Từ Nuôi Bò Lai Và Trồng Rừng

Vươn Lên Khá Giàu Từ Nuôi Bò Lai Và Trồng Rừng
Ngày đăng: 07/12/2013

Nói về những người nông dân vươn lên làm ăn khá giàu từ nuôi bò, trồng keo lai ở thôn Gia Vấn (xã Mỹ Hòa - huyện Phù Mỹ - Bình Định), phải kể đến ông Hà Văn Ba.

Gia đình ông Ba “đùm túm” từ thôn Mỹ Hội 1 (xã Mỹ Tài) lên đất Gia Vấn này lập nghiệp cũng đã khá lâu. Bên cạnh làm ruộng để có gạo nấu; đào ao trong vườn thả cá; rồi trồng rau màu lấy thức ăn và bán để tích cóp thêm cho cuộc sống, ông bà tận dụng và phát huy quỹ đất khá rộng ở đây để nhen nhúm nuôi 1 - 2 con bò cỏ dưới tán vườn điều…

Sau khi kiên trì theo đuổi phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ông mạnh dạn chuyển sang nuôi bò lai, rơm ruộng lúa kết hợp trồng cỏ voi cho bò ăn, gạo có dư thì nấu cháo, trộn với cám cho bò sinh sản uống, lấy sức khi bò có chửa, khi bò sinh đẻ, nên hàng năm mỗi bò cái sinh một bê con khỏe, chắc, chóng lớn, bán giống rất chạy, mà cao tiền, nên có năm bán vài nghé giống đã thu 70- 80 triệu đồng, có năm thu về cả trăm triệu đồng, giờ cả đàn bò lai hiện vẫn còn 20 con lớn nhỏ.

Bà Võ Thị Chí, vợ ông Ba, đang cắt cỏ voi trong vườn nhà cho bò ăn, bộc bạch: “Nhà tui trồng 3 sào cỏ voi, cắt cho bò ăn rồi, bón phân, tưới nước, cứ vậy mà vẫn không kịp cho bò cái sinh sản và bê con ăn, chứ bò thịt thì họa hoằn khi thúc vỗ béo để bán thì mới cho ăn cỏ voi. Mình lo cho bò chu đáo, mà lo cho nó chu đáo chừng nào thì nó lại cho mình thu nhập cao chừng nấy”.

Cùng với nuôi bò, từ buổi đầu đặt chân lên đây, ông Ba đã trồng vài ha điều, nhưng hiệu quả không cao, nên từng bước chuyển sang trồng keo, kết hợp tận dụng thêm đất rừng từ các chương trình, dự án của nhà nước đầu tư phát triển được 10 ha keo lai. Hiệu quả từ trồng rừng rất rõ rệt, ông đã xuất bán một số diện tích rừng đến kỳ thu hoạch, đem về mấy trăm triệu đồng, số còn lại giá trị cũng trên nửa tỉ đồng.

Hơn chục năm qua, từ nuôi bò, nhất là bò lai, chủ yếu bán bê giống, gia đình ông Ba có thu nhập khá cao, ngoài việc lo 7 người con ăn học, dựng vợ gả chồng, đầu tư mua sắm đất đai, rẫy rừng cho con cái…, vợ chồng ông còn dành một phần tiếp tục xây dựng trang trại, gồm đào hai ao nuôi cá, chuyển dần diện tích điều kém hiệu quả sang trồng keo lai kết hợp phát triển đàn bò lai chất lượng tốt hơn.

Ông vừa đầu tư hàng trăm triệu đồng làm chuồng trại chăn nuôi bò kiên cố, quy mô, nhiều gian rộng thoáng, có chỗ đi lại, có máng ăn, có chậu nước uống cho riêng từng con bò và hệ thống nước rửa chuồng mỗi sáng sau khi bò đi ăn…

Tạm biệt trang trại của ông Ba, chúng tôi tin rằng, gia đình ông sẽ có những mùa thu hoạch tốt hơn trên con đường vươn lên khá giàu từ nuôi bò, trồng rừng kinh tế...


Có thể bạn quan tâm

Đổi đời nhờ rau hữu cơ Đổi đời nhờ rau hữu cơ

Cách trung tâm Thủ đô gần 30 km, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) được biết đến bởi mô hình trồng rau hữu cơ giúp nông dân đổi đời với những cánh đồng cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/tháng.

26/08/2015
Tỷ phú cá tra xứ cù lao Tân Phong Tỷ phú cá tra xứ cù lao Tân Phong

Nghề nuôi con cá “tỷ đô” này đã trải qua nhiều thăng trầm, không ít nông dân nuôi cá thua lỗ phải “bỏ ao” nhưng hàng năm ông Năm Đời vẫn lời bạc tỷ và trở thành người giàu nhất ở xứ cù lao Tân Phong.

26/08/2015
Kiểm tra và xử lý việc mua bán cá non Kiểm tra và xử lý việc mua bán cá non

Sáng 25/8, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban quản lý các chợ tiến hành kiểm tra xử lý nghiêm hành vi mua bán cá non tại các điểm chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau.

27/08/2015
Thủy sản nội địa hút người dùng Thủy sản nội địa hút người dùng

Các doanh nghiệp đang đầu tư mạnh cho sản phẩm thủy sản chế biến sẵn mới lạ, phù hợp với khẩu vị người Việt.

27/08/2015
Tảo độc lại xuất hiện ở một số vùng nuôi tôm hùm Tảo độc lại xuất hiện ở một số vùng nuôi tôm hùm

Theo Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Miền Trung, hiện môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên xuất hiện một số loài tảo độc.

27/08/2015