Vùng Rau An Toàn Sẵn Sàng Chờ Tết

Vùng sản xuất rau an toàn của Hợp tác xã (HTX) Yên Phú (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vào vụ cuối năm tất bật hơn. Với nhiều loại rau được chăm sóc kỹ lưỡng, nông dân Yên Mỹ đã sẵn sàng cung ứng phục vụ thị trường Tết.
Được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên chọn làm vùng sản xuất rau an toàn từ năm 2010, đến nay HTX Yên Phú có khoảng 41 hộ dân tham gia sản xuất rau an toàn trên tổng diện tích 59ha. Tất cả các ruộng rau từ xu hào, cải bắp, cà chua… đều được áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn Basic GAP (sản xuất nông nghiệp sạch cơ bản).
Theo đó, người dân phải sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng danh mục; tuân thủ chặt chẽ tiêu chí quản lý tốt chất lượng đầu vào. Ngoài ra, nông dân cũng ghi chép tất cả các hoạt động vào sổ, ví dụ như ghi chép mua thuốc bảo vệ thực vật ở đâu, thời gian cách ly thuốc trước khi thu hoạch…
Tại ruộng cà chua của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Dùng, 46 tuổi trú tại thôn Mễ Hạ, xã Yên Phú cho biết, gia đình anh đang trồng 3 sào rau an toàn. Cà chua mua đứt bán đoạn cho thương lái cũng được khoảng 8.000 – 9.000 đồng/kg. Hy vọng đến Tết mức giá có thể cao hơn. Cũng theo anh Dùng, trồng cà chua tuy vất vả nhưng mỗi năm có thể thu lãi 15 – 20 triệu/vụ, còn xu hào lãi 4 – 5 triệu/sào/vụ, hiệu quả hơn trồng lúa nhiều. Kể từ khi tham gia vào HTX sản xuất rau an toàn, điều quan trọng là được hướng dẫn kỹ thuật, quy trình sản xuất an toàn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.
Theo đại diện HTX Yên Phú, hiện nay giá rau an toàn không chênh lệch nhiều so với giá rau thông thường, dao động từ khoảng 5- 10%, nhưng bao tiêu sản phẩm thuận lợi hơn, sản xuất đến đâu bán hết đến đấy. Ngoài ra, một số hộ có phương tiện và xe máy đưa rau ra quốc lộ 26 và Hà Nội bán. Tuy nhiên càng gần Tết, số lượng thương lái và các đầu mối phân phối tìm về Yên Phú để thu gom mua rau với đơn hàng và số lượng ngày càng nhiều.
Nói về triển vọng phát triển, giữ vững thương hiệu của Yên Phú trên “bản đồ” sản xuất rau an toàn, ông Nguyễn Văn Tráng – Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên - cho biết, hiện nay một số cơ quan chức năng của Sở như Trung tâm Khuyến nông, Phòng quản lý chất lượng nông -lâm sản đang tiếp tục có những đề án nghiên cứu để tập trung nguồn lực hỗ trợ thiết lập kênh phân phối, mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm rau an toàn.
Với điều kiện thời tiết thuận lợi như hiện nay, HTX rau an toàn Yên Phú đảm bảo đáp ứng đủ số lượng cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà cho biết: “Những nơi đặt đăng chắn là các bãi, eo, ngách đến mùa cá thường vào sinh sản, loại lưới dày sẽ tận diệt hết thủy sản trên hồ. Loại lưới này ngành thủy sản đã cấm từ lâu và không cho sử dụng tại các sông, hồ”. Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã giải thể cách đây hơn 1 năm.

Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.

Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.

Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.