Vùng Nuôi Cá Tra Của GODACO Được Cấp Giấy Chứng Nhận ASC

Ngày 29-1, tại TP. Cần Thơ, Bureau Veritas Certification Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC cho vùng nuôi cá tra công nghiệp của Công ty cổ phần Gò Đàng (GODACO), có trụ sở tại Khu công nghiệp Mỹ Tho.
Chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC lần này được cấp cho vùng nuôi cá tra công nghiệp của GODACO tại cồn Thành Long (huyện Mỏ Cày, Bến Tre) với diện tích nuôi hơn 10 ha là vùng nuôi đầu tiên của công ty được chứng nhận tiêu chuẩn ASC.
Công ty sẽ tiếp tục triển khai áp dụng tiêu chuẩn ASC cho những diện tích nuôi còn lại để tăng lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường toàn cầu, cũng như đáp ứng những yêu cầu từ khách hàng dành cho sản phẩm mang tính bền vững.
GODACO là một trong những doanh nghiệp chế biến thủy sản có quy mô tương đối lớn của tỉnh. Những năm gần đây, GODACO đã tập trung vào xây dựng vùng nguyên liệu, chủ yếu ở tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, với tổng diện tích vùng nuôi 130 ha. GODACO cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong tỉnh khi áp dụng tiêu chuẩn Global GAP trên vùng nuôi cá tra công nghiệp.
Tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council), là viết tắt của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận. ASC được thành lập năm 2009 bởi Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và tổ chức sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH) để quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, đang được xây dựng qua các đối thoại nuôi trồng thủy sản, một chương trình gồm các hội nghị bàn tròn do WWF khởi xướng và điều phối.
Có thể bạn quan tâm

Vào đầu tháng 8 Âm lịch hằng năm, nhiều địa phương ở Nghệ An lại bắt đầu thả cá giống vụ 3 trên ruộng lúa vùng sâu trũng, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi. Nuôi cá trên ruộng lúa (cá vụ 3) vùng thấp trũng đã trở thành nghề của nhiều hộ dân.

Trong những năm gần đây, Quỳnh Lâm còn là xã đi đầu trong việc phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn, mang lại đời sống ấm no cho người nông dân.

Những ngày này, bà con nông dân các vùng quê đang khẩn trương thu hoạch ngô. Dọc đường vào xã Xuân Phú (Ea Kar) đâu đâu cũng thấy ngô, ngô được chở từ rẫy về nhà, được phơi đầy trên sân... Ông Y Bai Mlô, thôn Thanh Phong cho biết, năm nay năng suất ngô cao hơn năm trước khoảng 1 tấn/ha, đạt 8-9 tấn/ha, nhưng giá bán lại thấp.

Nông dân Nguyễn Đức Thanh, xã viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Lương 3 (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) phấn khởi: “Giống lúa Thiên ưu 8 thật sự “bén duyên” trên vùng đất khó tại địa phương. Đồng ruộng được chọn để gieo cấy thường bị chua phèn, thấp trũng nhưng giống lúa trên vẫn phát triển tốt, không bị đổ ngã. Mật độ ché bông, hạt vào chắc cao hơn so với nhiều giống lúa thông thường nên đạt năng suất cao”. Thích nghi cao

Trước đây, 6 công đất vườn của gia đình ông A chủ yếu trồng nhãn tiêu huế nhưng giá cả không ổn định, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Qua nhiều lần được Hội Nông dân xã, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư huyện tổ chức tham quan học tập mô hình kinh tế có hiệu quả ở tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp, ông A nhận thấy giống ổi lê Đài Loan dễ trồng, cho năng suất cao nên quyết định đốn bỏ 2 công nhãn già cỗi, đầu tư trồng 300 gốc ổi lê Đài Loan.