Vùng Nuôi Cá Tra Của GODACO Được Cấp Giấy Chứng Nhận ASC

Ngày 29-1, tại TP. Cần Thơ, Bureau Veritas Certification Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC cho vùng nuôi cá tra công nghiệp của Công ty cổ phần Gò Đàng (GODACO), có trụ sở tại Khu công nghiệp Mỹ Tho.
Chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC lần này được cấp cho vùng nuôi cá tra công nghiệp của GODACO tại cồn Thành Long (huyện Mỏ Cày, Bến Tre) với diện tích nuôi hơn 10 ha là vùng nuôi đầu tiên của công ty được chứng nhận tiêu chuẩn ASC.
Công ty sẽ tiếp tục triển khai áp dụng tiêu chuẩn ASC cho những diện tích nuôi còn lại để tăng lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường toàn cầu, cũng như đáp ứng những yêu cầu từ khách hàng dành cho sản phẩm mang tính bền vững.
GODACO là một trong những doanh nghiệp chế biến thủy sản có quy mô tương đối lớn của tỉnh. Những năm gần đây, GODACO đã tập trung vào xây dựng vùng nguyên liệu, chủ yếu ở tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, với tổng diện tích vùng nuôi 130 ha. GODACO cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong tỉnh khi áp dụng tiêu chuẩn Global GAP trên vùng nuôi cá tra công nghiệp.
Tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council), là viết tắt của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận. ASC được thành lập năm 2009 bởi Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và tổ chức sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH) để quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, đang được xây dựng qua các đối thoại nuôi trồng thủy sản, một chương trình gồm các hội nghị bàn tròn do WWF khởi xướng và điều phối.
Có thể bạn quan tâm

Sau chuyến biển hơn 1 tháng 15 ngày, các thuyền đã kịp cập bờ, mang theo hàng trăm con cá ngừ đại dương, mỗi con có trọng lượng hơn nửa tạ để ăn Tết muộn. Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa), Phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên)… ngư dân vui sướng khi hầu hết các thuyền được mùa, được giá. Hiện tại, cá ngừ được thu mua 130.000-145.000 đồng/kg, so với cách đây 2 tháng tăng 15.000 đồng/kg.

Quả thật, khoảng chục năm trở lại đây, những phiên chợ sát ngày Tết bên cạnh những quầy bán gà, thịt lợn thì mặt hàng thủy sản cũng được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn để đổi món trong những bữa ăn ngày Tết. Những hàng cá ngon, mỗi con to từ 3 đến 6kg với các loại trắm đen, trắm cỏ, trôi… luôn đắt khách.

Do đang nghỉ Tết, nên ít tư thương thu mua chình giống và do chình giống khai thác được còn đang ở giai đoạn chình trắng nên giá chình bán được chưa cao, chỉ 1.400 đồng/con. Tuy nhiên, nhờ lượng chình khai thác được khá lớn, bình quân mỗi đêm một người có thể khai thác được từ 75 - 125 con chình giống, đem lại thu nhập từ 200 - 300 nghìn đồng.

Năm 2014, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 480.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, có 170.000 tấn tôm, vượt 10% kế hoạch. Có được kết quả trên là do tỉnh Cà Mau từng bước thực hiện chương trình quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, làm cho sản lượng thủy sản cũng từ đó tăng cao.

Nhớ lần đầu gặp ông Cao Văn Minh khai thác tư liệu viết bài Con thuyền trong đời sống tín ngưỡng, ông đón tôi trước hiên nhà, nói một tràng mà quên cả việc mời vào nhà. Lần ấy, ông còn cẩn thận cho tôi mượn bộ đĩa lưu lại những lễ hội nghề biển Nại Hiên Đông do ông làm chủ tế.