Vùng Nuôi Cá Tra Của GODACO Được Cấp Giấy Chứng Nhận ASC

Ngày 29-1, tại TP. Cần Thơ, Bureau Veritas Certification Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC cho vùng nuôi cá tra công nghiệp của Công ty cổ phần Gò Đàng (GODACO), có trụ sở tại Khu công nghiệp Mỹ Tho.
Chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC lần này được cấp cho vùng nuôi cá tra công nghiệp của GODACO tại cồn Thành Long (huyện Mỏ Cày, Bến Tre) với diện tích nuôi hơn 10 ha là vùng nuôi đầu tiên của công ty được chứng nhận tiêu chuẩn ASC.
Công ty sẽ tiếp tục triển khai áp dụng tiêu chuẩn ASC cho những diện tích nuôi còn lại để tăng lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường toàn cầu, cũng như đáp ứng những yêu cầu từ khách hàng dành cho sản phẩm mang tính bền vững.
GODACO là một trong những doanh nghiệp chế biến thủy sản có quy mô tương đối lớn của tỉnh. Những năm gần đây, GODACO đã tập trung vào xây dựng vùng nguyên liệu, chủ yếu ở tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, với tổng diện tích vùng nuôi 130 ha. GODACO cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong tỉnh khi áp dụng tiêu chuẩn Global GAP trên vùng nuôi cá tra công nghiệp.
Tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council), là viết tắt của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận. ASC được thành lập năm 2009 bởi Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và tổ chức sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH) để quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, đang được xây dựng qua các đối thoại nuôi trồng thủy sản, một chương trình gồm các hội nghị bàn tròn do WWF khởi xướng và điều phối.
Có thể bạn quan tâm

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả của huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Hiện nay, huyện đã có trên 5.270ha được công nhận tôm sinh thái, còn lại khoảng 5.000ha đang đề nghị công nhận trong thời gian tới.

Xuất khẩu phục hồi, giá cá tra nguyên liệu tăng trở lại trong hơn một tháng qua, nhưng người nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn rất dè chừng, không dám đầu tư khôi phục sản xuất.

Đến nay, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP được 4.200 ha, trong đó xã Hàm Minh 861 ha, xã Hàm Thạnh 612 ha, xã Hàm Mỹ 539 ha, thị trấn Thuận Nam 494 ha, xã Mương Mán 441 ha, xã Hàm Cường 396 ha.

Cuối tháng Tư, từ thành phố Yên Bái bầu trời nặng nước từ sau tết khiến cả vùng đầy ẩm ướt và nồm nhưng vượt qua đèo Ách, nắng bừng lên làm lòng người rộn rã. Ơ kìa! Hoa nhãn đã nở rộ dọc quốc lộ 32, ong lấy mật mùa này đủ mật ngọt…

Những năm qua, huyện Thới Bình đã mở rộng nhiều mô hình sản xuất mới để giúp nông dân có cuộc sống ổn định, trong đó, mô hình trồng nấm rơm ở xã Thới Bình được xem là hiệu quả nhất, bởi vốn đầu tư ít, mau thu hoạch và mang lại lợi nhuận cao.