Vùng biên tươi mới

Xây dựng thương hiệu nông sản
Hơn 10 năm nay, Hướng Hóa được coi là “thủ phủ” chuối mật mốc của khu vực miền Trung, với hơn 4.900 ha trồng trên địa bàn huyện và hàng ngàn ha được nông dân Hướng Hóa liên kết trồng trên đất bạn Lào.
Vài năm trở lại đây, Hướng Hóa lại có thêm một “chỉ giới nông sản” nữa đó là “thủ phủ” của cây bời lời.
5.000ha cà phê Hướng Hóa thơm ngon nổi tiếng lâu nay, không cần nhắc đến thì ai ai cũng biết.
Ngoài ra, huyện miền núi này còn có trên 4.900ha cây sắn giúp đời sống nhân dân ngày càng ổn định.
Nhờ vậy, trong giai đoạn 2010-2015, nền kinh tế huyện phát triển toàn diện.
Tốc độ phát triển kinh tế bình quân hàng năm đạt 8,18%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 20,6 triệu đồng/năm.
Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản đạt tốc độ tăng bình quân 3,14%/năm.
Chuối là nông sản đem lại nguồn thu lớn cho nhân dân Hướng Hóa.
“Để có những con số ấn tượng đó là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền và trên hết là sự đồng lòng, đồng sức của cán bộ, nhân dân huyện nhà” - ông Hồ Văn Vinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa khẳng định.
Theo ông Vinh, nhận thấy lợi thế của Hướng Hóa có đất đai rộng lớn, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo phát triển nền sản xuất nông nghiệp tập trung để tạo thương hiệu, điểm nhấn nông sản.
Hiện nay, huyện có hàng ngàn ha cây bời lời ở các xã Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Lập đem lại lợi ích kinh tế cực cao.
Thời gian tới, huyện sẽ khuyến khích nông dân trồng cây bời lời nhiều hơn nữa để vừa nâng cao thu nhập, vừa tăng để che phủ rừng và để phát triển du lịch.
“ Huyện đang quy hoạch, mở cửa đón nhà đầu tư để phát triển khu du lịch sinh thái trên diện tích 26.000 ha rừng tự nhiên nằm trên địa bàn 3 xã Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Phùng.
Nơi đây có cảnh quan đa dạng và hang động Brai đẹp mỹ miều làm điểm nhấn.
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo cũng được Hướng Hóa phát huy hiệu quả tối đa thế mạnh, thu hút nhà đầu tư để phát triển kinh doanh, thương mại”- ông Vinh phấn khởi cho biết.
Tận dụng mọi nguồn lực
Đó là mấu chốt quan trọng nhất mà Hướng Hóa đã, đang và tiếp tục thực hiện để xây dựng NTM.
Những năm qua, nhờ tận dụng và linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh và làm tốt công tác huy động sức dân nên quá trình xây dựng NTM ở Hướng Hóa mang lại hiệu quả cao.
Phong trào hiến đất trên địa bàn đứng hàng đầu trong tỉnh.
64 ngôi trường xây dựng trên địa bàn đều được nhân dân hiến đất, không tốn một đồng tiền đền bù giải phóng mặt bằng.
Theo ông Vinh, huyện đã tập trung hỗ trợ cho người dân “cần câu cơm” để họ phát triển kinh tế.
Ví dụ huyện tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ của chính quyền, nhà hảo tâm để mua bò tặng hộ nghèo; xây dựng các mô hình chăn nuôi quy mô lớn…
Ông Vinh cho hay, là một huyện miền núi khó khăn nên bước vào xây dựng NTM, Hướng Hóa có xuất phát điểm rất thấp, số xã dưới 5 tiêu chí rất nhiều.
Nhưng chỉ sau hơn 4 năm tập trung xây dựng, nay bộ mặt nông thôn huyện nhà đã từng ngày khởi sắc.
Cơ sở vật chất cho giáo dục ngày càng hoàn thiện (82% trường mầm non kiên cố, phổ thông đạt 97,5%).
Huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi.
81,1% làng, xã, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa; 77,2% gia đình văn hóa.
Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 17,2%.
Nhìn chung, đời sống nhân dân trên địa bàn huyện dần được cải thiện và nâng cao về mọi mặt.
Năm 2015, toàn huyện phấn đấu có 2 xã (Tân Hợp, Tân Liên) hoàn thành NTM.
2 xã đạt 15-18 tiêu chí… không có xã dưới 5 tiêu chí.
Trên cơ sở đó, đến năm 2020, huyện phấn đấu có 9/20 xã đạt 19 tiêu chí NTM…
Có thể bạn quan tâm

Bà con nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ - Hòa Bình) đang thu hoạch bí xanh – một trong những cây họ bầu bí giảm nghèo chủ lực trên vùng đất còn nhiều khó khăn này. Thông thường mọi năm, các hộ chỉ trồng bí vụ đông xuân. Tuy nhiên, gần đây, cây bí xanh được bà con trồng tăng vụ ở vụ hè thu. Đáng mừng là nỗ lực chuyển đổi của bà con đã được bù đắp xứng đáng nhờ bí xanh trái vụ được giá, được mùa. Mới có ít ngày thu hoạch thời điểm trung tuần tháng 8 đã mang về hàng chục triệu đồng cho các hộ, cá biệt có hộ thu trên, dưới 100 triệu đồng.

Nam Hả Trong là thôn có nhiều hộ trồng địa liền của xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh). Kinh tế chủ lực của thôn là phát triển lâm nghiệp, nhưng luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu đất rừng, đã buộc xã Nam Sơn phải có phương án làm sao trên cùng một diện tích đất có thể thu được nhiều nguồn lợi. Một trong những nguồn lợi ấy là trồng cây địa liền xen kẽ trên các diện tích trồng keo.

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

Ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cho biết: Do hiệu quả kinh tế cây mía thấp, Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) thiếu quyết tâm đầu tư nên nông dân trong vùng nguyên liệu mía của huyện đã phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, khiến cho diện tích mía nguyên liệu bị giảm mạnh.

Năm 2014, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau tuy không được như mong đợi, nhưng tính hiệu quả bền vững của mô hình sản xuất kết hợp này nhiều năm qua đã khẳng định được vị thế trong lòng người dân ở những vùng chuyển dịch. Chính vì thế, năm 2015, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển vụ lúa - tôm.