Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vui Buồn Vì Dưa Ở Quảng Bình

Vui Buồn Vì Dưa Ở Quảng Bình
Ngày đăng: 09/05/2013

Tháng tư trời nắng như đổ lửa, trên những ruộng dưa hấu ở các đội Sao Vàng, Truyền Thống, thị trấn Việt Trung (Bố Trạch - Quảng Bình), bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ mùa, chính trong năm. Thời điểm này, điệp khúc “được mùa mất giá” đang hiện hữu nơi đây khi giá dưa hấu đã tụt hơn một nửa so với năm ngoái, đồng thời một số chủ ruộng dưa lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười vì thương lái “bỏ của chạy lấy người”...

Vụ trồng dưa hấu năm nay, ở thị trấn Việt Trung có khoảng 100ha, trong đó tập trung chủ yếu ở đội Sao Vàng 40ha và Truyền Thống 30ha, còn lại là diện tích nhỏ lẻ ở các hộ dân. Ngay từ đầu vụ, một số hộ trồng dưa nơi đây rất vui mừng vì đã được một thương lái tên là Phan Thị T. ở thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ, Bình Định ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Thế nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang” vì khi đến thời hạn thu hoạch, dưa hấu đã được bốc xếp lên xe nhưng thương lái cũng chẳng xuất hiện để thanh toán theo các điều khoản đã được ký kết trong hợp đồng.

Sáng 19-4, khi chúng tôi có mặt ở đây, anh Hà Sĩ Phú ở đội Dũng Cảm có ruộng dưa ở đội Truyền Thống cho biết, theo hợp đồng dưa hấu từ 1,5kg trở lên và không bị sâu bệnh sẽ được mua với giá 5.000 đồng/kg, tuy giá có thấp hơn so với năm trước chút đỉnh nhưng gia đình yên tâm vì đã có đầu ra cho sản phẩm. Đến kỳ hạn ghi trong hợp đồng, gia đình tui đã tiến hành thu hoạch, vận chuyển về bãi hàng rồi bốc xếp lên xe nhưng phút cuối thương lái không thể thanh toán được vì mất khả năng chi trả.

Cánh tài xế xe tải do bà T. thuê vận chuyển dưa hấu cũng lâm vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi hàng đã bốc lên xe nhưng cũng chẳng biết vận chuyển đi đâu vì chủ hàng biệt tăm. Anh Nguyễn Văn H., tài xế xe tải quê ở Bình Định cho hay: Chúng tôi được bà T. thuê đến Quảng Bình để chở dưa hấu ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ. Lái xe ra đây cứ tưởng có thêm thu nhập trong thời buổi khó khăn này, vậy mà suốt mấy ngày qua phải bỏ tiền túi ra mua xăng dầu, đến khi hết tiền lại phải xin bà con ở đây bữa ăn qua ngày. Nhờ mấy anh nói dùm với bà con giải phóng hết số ưa đã bốc lên xe (21 tấn) để chúng tôi vào, cứ như thế này khổ lắm.

May mắn cho bà con là trong hoàn cảnh như vậy thì có một thương lái ở thị trấn Hoàn Lão nghe tiếng lên thu mua, và sau một hồi nâng lên đặt xuống giá dưa hấu bị đẩy xuống chỉ còn khoảng 3.600 đồng/kg. Đành rằng biết giá đó là người trồng dưa cầm chắc lỗ, nhưng không lẽ nhìn dưa thối, hư hỏng mà không bán được, anh Phú chia sẻ.

Mang theo tâm trạng của bà con nông dân khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn này, chúng tôi tiếp tục hành trình vào vựa dưa hấu lớn nhất của thị trấn Việt Trung. Vượt qua một quãng đường dài, chúng tôi bắt gặp trải dài dưới tán rừng cao su là bãi tập kết dưa hấu được chất cao như núi.

Ở đây nhộn nhịp cảnh người mua kẻ bán với hàng loạt xe tải cỡ lớn nối đuôi nhau chờ ăn hàng. Ông Phan Thanh Thế nhà ở tiểu khu 10 thị trấn Việt Trung cho hay, vụ dưa năm nay gia đình trồng được 1ha ở xứ đồng Sao Vàng, năng suất trung bình khoảng từ 13-15 tấn/ha. Năm nay bà con được mùa dưa nhưng giá thấp, đầu vụ giá 5.000 đồng/kg nay chỉ còn 4.300 đồng/kg. So với vụ dưa hấu năm trước, có thời điểm giá chạm đỉnh 8.300 đồng/kg sau đó giảm xuống còn 7.200 đồng/kg, bà con trồng dưa thu lãi lớn sau khi đã trừ đi chi phí.

Trên cánh đồng dưa Sao Vàng nắng rát, anh Trần Sĩ Hoài tâm sự, hơn ba tháng nay với cảnh “ăn cùng dưa, ngủ cùng dưa”, cùng với khoản đầu tư khoảng 30 triệu đồng cho 1ha dưa hấu của gia đình, tui tưởng đến kỳ thu hoạch sẽ được giá, ai ngờ dưa rớt thê thảm. Với mức thu mua tại ruộng là 4.300 đồng/kg, tui tính lãi khoảng 20 triệu đồng nhưng chưa trừ công sức chăm sóc, nhân công thu hoạch mô chú à.

“Được mùa, mất giá” hoàn cảnh đó không chỉ dành riêng cho bà con trồng dưa hấu ở thị trấn Việt Trung, mà còn là hình ảnh phổ biến đối với người nông dân trong cả nước, đồng thời nó mang đến rất nhiều hệ lụy. Và xem ra mối liên kết “4 nhà” trong tiêu thụ nông sản vẫn là bài toán đến nay chưa có lời giải!


Có thể bạn quan tâm

Cần Đẩy Nhanh Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp Cần Đẩy Nhanh Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp

Từ cánh đồng của nông dân tới giai đoạn chế biến, mỗi năm có khoảng 1 triệu tấn lúa ở ĐBSCL bị thất thoát, tương đương với khoảng 5% tổng lượng lúa thu hoạch. Các chuyên gia đã tính toán, chuỗi thất thoát đã làm giảm giá trị của xuất khẩu gạo Việt Nam khoảng 500 triệu USD

23/12/2011
Rau Hữu Cơ Siêu Lãi Rau Hữu Cơ Siêu Lãi

Với quy trình trồng rau hữu cơ, mỗi ký rau mang tên Oganik có giá bán cao gấp gần chục lần rau thường. Không chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao và khách “Vip”, sản phẩm rau hữu cơ “siêu sạch” còn XK đi châu Âu…

19/04/2012
Thúc Đẩy Phát Triển Đàn Lợn Nái Của Tỉnh Bắc Kạn Thúc Đẩy Phát Triển Đàn Lợn Nái Của Tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn 183.726 con, trong đó: lợn nái có 17.744 con, chiếm 9,7% tổng đàn. Về lý thuyết với số lượng đàn lợn nái như trên có thể sản xuất đủ số lượng lợn giống nuôi thịt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, nhưng thực tế bình quân hàng năm người chăn nuôi phải nhập khoảng 100.000 – 120.000 con lợn giống từ tỉnh ngoài, gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm tra chất lượng và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh.

22/07/2012
Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.

01/05/2012
Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng

Với sự hỗ trợ của Hội ND, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng Công ty TNHH Cường Đại, nhiều hộ ND ở Thái Nguyên đã mua được máy cày theo phương thức trả chậm.

20/04/2012