Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vừa Mừng, Vừa Lo

Vừa Mừng, Vừa Lo
Ngày đăng: 01/07/2012

Ông Nguyễn Văn Thuyết (khóm 10, phường 1, TP. Bạc Liêu) nhờ nuôi rắn mối mà trở thành tỷ phú. Với diện tích nuôi rắn khoảng 2.000 m2, mỗi năm, ông Thuyết thu về bạc tỷ. Hiện nay, Hội nông dân TP. Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình này với hy vọng sẽ có thêm nhiều tỷ phú nông dân.

Nuôi rắn mối là mô hình rất phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị. Đó là diện tích sản xuất không nhiều, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển tương đối bền vững. Song, khi Hội Nông dân TP. Bạc Liêu khuyến khích nhân rộng mô hình này, Tư tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì đây là mô hình sản xuất mới đã được áp dụng thành công, còn lo là đầu ra của con rắn mối liệu có bền vững khi tất cả mọi người đều đua nhau nuôi?!

Chuyện nuôi rắn mối trở thành tỷ phú đã không còn là cách làm mới của nông dân TP. Bạc Liêu nữa, bởi nhiều nông dân ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cũng đang tập trung phát triển vật nuôi được coi là siêu lợi nhuận này.

Học và làm theo mô hình sản xuất hiệu quả là việc làm hay, nhưng cũng phải tính đến cung - cầu thị trường. Còn đối với Tư tôi, cái cần khuyến khích, nhân rộng cho nông dân không phải là chuyện bắt chước, hay hễ thấy ai làm cái gì có hiệu quả là răm rắp làm theo, mà cần khuyến khích nông dân sáng tạo, mày mò tìm mô hình sản xuất mới. Đó là những mô hình phù hợp với đồng đất, mức đầu tư của từng gia đình để tạo nên những sản phẩm mang tính cạnh tranh riêng. Có như vậy thì mô hình sản xuất mới đa dạng và sản phẩm làm ra mới dễ tiêu thụ.

Mặt khác, việc thi đua lao động sản xuất, tìm tòi mô hình sản xuất mới còn góp phần làm phong phú thêm các mô hình nông nghiệp đô thị vốn được coi là giải pháp để nâng cao giá trị và tạo nên những hàng hóa chất lượng cao so với sản xuất nông nghiệp thông thường. Vì vậy, việc phát động phong trào nông dân sản xuất giỏi cần thay đổi cách làm lâu nay. Đó là cần làm theo bằng những mô hình mới mang tính sáng tạo, đột phá.

Có thể bạn quan tâm

Giá Mãng Cầu Xiêm Tuột Dốc Giá Mãng Cầu Xiêm Tuột Dốc

Ông Nguyễn Văn An, nông dân trồng mãng cầu xiêm ở xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông cho biết, hiện nay các thương lái thu mua mãng cầu xiêm tại vườn với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg (tùy theo chất lượng trái), giảm mạnh so với mức hơn 22.000 đồng/kg trong tháng trước. Ở địa phương này, năng suất mãng cầu xiêm bình quân đạt 16 - 18 tấn/ha, lợi nhuận từ vườn mãng cầu xiêm có thể đạt từ 100-200 triệu đồng/ha.

20/06/2014
Agribank Khánh Hòa Đẩy Mạnh Cho Vay Nuôi Trồng Thủy Sản Agribank Khánh Hòa Đẩy Mạnh Cho Vay Nuôi Trồng Thủy Sản

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Agribank Khánh Hòa cho biết: Hàng năm dư nợ của chúng tôi cho người nuôi trồng thủy sản luôn đạt mức trên 300 tỷ đồng, riêng năm 2013 đạt 319 tỷ đồng với trên 3.300 khách hàng. Được biết hầu hết người dân nuôi trồng thủy sản đều sử dụng đồng vốn hiệu quả và hầu như không có nợ xấu.

23/05/2014
Trăn Trở Vì Tôm Thẻ Chân Trắng Trăn Trở Vì Tôm Thẻ Chân Trắng

Dự án Hệ thống thủy lợi Cầu Sập được triển khai, tuyến đê ven sông Hàm Luông định hình. Những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê, ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển. Phần đất nằm phía trong tuyến đê, được ngọt hóa tức ngoài vùng quy hoạch nuôi tôm biển.

21/06/2014
Người Nông Dân Người Nông Dân "Mê" Làm Giàu

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bắc Giang, nhưng nơi ông Nguyễn Đức Tiến (65 tuổi) lập nghiệp là ấp 3, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai). Nhìn cơ ngơi, tài sản hiện có của người nông dân này, mấy ai biết được khi khởi nghiệp ông chỉ có hai bàn tay trắng.

24/05/2014
Sơn Động (Bắc Giang) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thỏ Sơn Động (Bắc Giang) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thỏ

Thấy giống thỏ Newzealand tăng trưởng nhanh, thịt ngon, dễ tiêu thụ, chị Nguyễn Thị Mách, thôn Thượng 1, xã An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, vận động một số hộ thành lập Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi thỏ.

25/05/2014