Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vừa Mừng, Vừa Lo

Vừa Mừng, Vừa Lo
Ngày đăng: 01/07/2012

Ông Nguyễn Văn Thuyết (khóm 10, phường 1, TP. Bạc Liêu) nhờ nuôi rắn mối mà trở thành tỷ phú. Với diện tích nuôi rắn khoảng 2.000 m2, mỗi năm, ông Thuyết thu về bạc tỷ. Hiện nay, Hội nông dân TP. Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình này với hy vọng sẽ có thêm nhiều tỷ phú nông dân.

Nuôi rắn mối là mô hình rất phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị. Đó là diện tích sản xuất không nhiều, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển tương đối bền vững. Song, khi Hội Nông dân TP. Bạc Liêu khuyến khích nhân rộng mô hình này, Tư tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì đây là mô hình sản xuất mới đã được áp dụng thành công, còn lo là đầu ra của con rắn mối liệu có bền vững khi tất cả mọi người đều đua nhau nuôi?!

Chuyện nuôi rắn mối trở thành tỷ phú đã không còn là cách làm mới của nông dân TP. Bạc Liêu nữa, bởi nhiều nông dân ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cũng đang tập trung phát triển vật nuôi được coi là siêu lợi nhuận này.

Học và làm theo mô hình sản xuất hiệu quả là việc làm hay, nhưng cũng phải tính đến cung - cầu thị trường. Còn đối với Tư tôi, cái cần khuyến khích, nhân rộng cho nông dân không phải là chuyện bắt chước, hay hễ thấy ai làm cái gì có hiệu quả là răm rắp làm theo, mà cần khuyến khích nông dân sáng tạo, mày mò tìm mô hình sản xuất mới. Đó là những mô hình phù hợp với đồng đất, mức đầu tư của từng gia đình để tạo nên những sản phẩm mang tính cạnh tranh riêng. Có như vậy thì mô hình sản xuất mới đa dạng và sản phẩm làm ra mới dễ tiêu thụ.

Mặt khác, việc thi đua lao động sản xuất, tìm tòi mô hình sản xuất mới còn góp phần làm phong phú thêm các mô hình nông nghiệp đô thị vốn được coi là giải pháp để nâng cao giá trị và tạo nên những hàng hóa chất lượng cao so với sản xuất nông nghiệp thông thường. Vì vậy, việc phát động phong trào nông dân sản xuất giỏi cần thay đổi cách làm lâu nay. Đó là cần làm theo bằng những mô hình mới mang tính sáng tạo, đột phá.

Có thể bạn quan tâm

Mùa Mía Đắng Ở Gia Lai Mùa Mía Đắng Ở Gia Lai

Đứng trầm ngâm trước đống mía được chặt đang chờ xe tải đến bốc, bà Nguyễn Thị Hương ở xã Thành An, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), thở dài: “Năm nay nắng nóng kéo dài, năng suất mía rất kém, cộng với việc đốn mía chậm cũng khiến chữ đường trong mía giảm. Hơn nữa, với giá thu mua của Nhà máy đường An Khê (thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi), tính ra mỗi tấn mía của chúng tôi thu về chưa đến 700.000 đồng

09/03/2013
Thu Nhập Cao Nhờ Nuôi Cá Rô Thu Nhập Cao Nhờ Nuôi Cá Rô

Về xã Tân Trung, hỏi ông Hai Xích nuôi cá rô rất nhiều người biết bởi cái tính chịu khó, luôn tìm tòi trong sản xuất kinh tế. Ngay con đường vào nhà ông là hai ao nuôi cá rô được ông thiết kế bài bản, tạo sức hấp dẫn đối với những ai đến tham quan mô hình nuôi cá của ông.

10/03/2013
Không Nuôi Chim Yến Tại Các Khu Đô Thị Mới Và Khu Vực Trung Tâm TP. HCM Không Nuôi Chim Yến Tại Các Khu Đô Thị Mới Và Khu Vực Trung Tâm TP. HCM

UBND TP.HCM đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển TP.HCM nông thôn dự thảo Quy định về quản lý nuôi chim yến và quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn TP đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

24/06/2013
Tỉnh Sóc Trăng Cân Nhắc Việc Sản Xuất Lúa Xuân Hè Tỉnh Sóc Trăng Cân Nhắc Việc Sản Xuất Lúa Xuân Hè

Trong cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế-xã hội của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng diễn ra ngày 8/3, các đại biểu đã thảo luận nội dung trọng điểm của địa phương là tình hình xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa Xuân Hè (còn gọi là lúa vụ 3) tại các địa địa bàn trong tỉnh.

11/03/2013
Làm Giàu Nhờ Cần Cù, Tiết Kiệm Làm Giàu Nhờ Cần Cù, Tiết Kiệm

Với tính cần cù, chịu khó, tinh thần say mê lao động, sau khi xuất ngũ vào năm 1980, ông Ngô Văn Chúa (ấp Tân Thới A, xã Tạ An Khương Đông) về quê bắt tay vào đa canh trên 2 ha đất do cha mẹ cho. 14 năm làm ruộng, 18 năm nuôi tôm, ông luôn là người thực hiện tốt phương châm “tích tiểu thành đa”.

24/06/2013