Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vua Chuối Đất Việt Dân (Quảng Ninh)

Vua Chuối Đất Việt Dân (Quảng Ninh)
Ngày đăng: 03/03/2015

Sau nhiều lần lỡ hẹn với anh Đồng Duyên Thắng, Bí thư Đảng uỷ xã Việt Dân, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, cuối cùng chúng tôi cũng “kết nối” thành công và được anh đích thân đưa đi thăm mô hình trồng chuối của “vua chuối” Nguyễn Văn Thu.

Bên ấm trà nóng những ngày cuối năm, anh Thu tâm sự, sau khi xuất ngũ về quê, anh cũng như nhiều nông dân khác ở thôn Tân Thành, xã Việt Dân cũng cày, cấy và trồng thêm vài sào vải thiều. Nhưng làm ruộng mà đủ ăn là may lắm rồi, trong khi hai vợ chồng chỉ trông vào mấy sào ruộng lại nuôi mấy đứa con ăn học. Ngoài làm ruộng, anh cũng đã xoay đủ nghề để mong kinh tế gia đình khấm khá hơn cho vợ con đỡ vất vả.

Sau một thời gian làm lụng, tích cóp, anh đã mua thêm đất để mở trang trại chăn nuôi lợn, gà và nâng diện tích trồng cây vải thiều lên 3ha. Nhưng chăn nuôi lợn, gà năm được, năm mất do dịch bệnh, chi phí thức ăn cao, lại mất nhiều công chăm sóc, trong khi trồng vải thiều thì lâm vào cảnh “được mùa, mất giá” hay “được giá, mất mùa”.

Điệp khúc này cứ vài năm lại lặp lại, sau nhiều lần đi tham quan, học hỏi từ bạn bè ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, anh Thu đã đưa ra một quyết định mà mọi người thân trong gia đình cũng như hàng xóm khi đó cho là anh “có vấn đề”, đó là chặt hết 3ha vải thiều đang cho thu hoạch.

Sau khi chặt hết vải, anh chuyển sang trồng na dai, cây na dai cho thu hoạch nhanh hơn so với trồng vải, lại được giá, nên mỗi năm, trừ hết chi phí, 3ha na dai cho gia đình anh thu nhập trên 300 triệu đồng. Số tiền này là cả một gia tài và là niềm mơ ước của nhiều gia đình làm trang trại trồng cây ăn quả. Nhưng đối với anh Thu dường như chưa đủ, anh khao khát tìm tòi và đưa những giống cây mới, cho hiệu quả kinh tế cao về trồng tại trang trại của gia đình cũng như đồng đất địa phương.

Trong một lần qua bạn bè giới thiệu, anh Thu đã đi thăm và tìm hiểu về mô hình trồng giống chuối Tây có nguồn gốc từ Thái Lan. Giống chuối này vừa dễ trồng, lại cho giá trị kinh tế cao, anh đã không ngần ngại mua về trồng tại nhà.

Sau một thời gian trồng thử giống chuối mới, cây chuối tỏ ra thích hợp với đồng đất, hơn nữa trồng chuối dễ chăm sóc, cây chuối phát triển nhanh, ra buồng to, quả đều, mỗi buồng cho từ 14 đến 15 nải, có những cây cho tới 16 nải, giá bán trung bình từ 35.000 đồng/nải, cho thu từ 450.000 - 500.000 đồng/buồng. Thậm chí, vào những dịp Tết Nguyên đán, hay rằm tháng Giêng, lúc này giá bán có thể lên tới gần 1 triệu đồng/buồng.

Thấy trồng chuối nhanh cho thu hoạch, nếu chăm sóc tốt, mỗi năm cây chuối lại cho thu hoạch một buồng, quả chuối chín có vỏ mỏng, ngọt thơm nên được nhiều thương lái và người tiêu dùng ưa chuộng. Nhận thấy cây chuối có nhiều ưu điểm, lại dễ chăm sóc, cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng na, một lần nữa anh Thu lại gây “sốc” cho gia đình và hàng xóm, khi thuê người và máy móc chặt bỏ hết 3ha na dai đang trong độ cho thu hoạch và thay vào đó là 3.000 cây chuối.

Đưa chúng tôi đi thăm vườn chuối, từng hàng chuối được trồng thẳng tăm tắp, xanh ngút tầm mắt với những thân chuối cao vút, thẳng tắp, cây đang trỗ bi, cây đang ra buồng, anh Thu bộc bạch: “Khi thấy tôi chặt bỏ hết toàn bộ vườn na dai, đang độ cho thu hoạch, nhiều người không khỏi chê cười, nhưng sau gần 3 năm trồng chuối, vừa dễ chăm sóc, tốn ít nhân công và chi phí vật tư hơn cây na, ít bị sâu bệnh.

Nhờ vậy, với 3.000 cây chuối cho thu hoạch, mỗi năm trừ chi phí, gia đình tôi thu trên dưới 1 tỷ đồng từ tiền bán chuối. Từ chỗ một số người cho tôi có vấn đề, nay một số hộ đã đến mua cây giống về trồng và hỏi tôi kinh nghiệm chăm sóc”. Ngoài cây chuối, anh còn trồng xen phía dưới tán chuối gần 2.000 cây cam và thanh long. Anh tính toán chỉ một, hai năm nữa thôi, với 3ha chuối, cam và thanh long cùng cho thu hoạch, trừ chi phí, gia đình anh sẽ có thu nhập từ 2 đến 3 tỷ đồng/năm.

Đi dưới hàng chuối, anh Thu không ngại chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm sau một thời gian trồng chuối, để có được thành quả như hôm nay cũng là cả một quá trình gian nan, từ chỗ trồng thử, đến khâu chăm sóc, phòng bệnh, rồi đến lúc trồng đại trà, vừa trồng vừa học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, cũng như học qua tài liệu để cây chuối phát triển tốt, ra buồng vào đúng dịp Tết Nguyên đán hay rằm tháng Giêng là những thời điểm chuối bán được giá. Với niềm đam mê và đức tính cần cù chịu khó, cùng với tư duy nhạy bén, anh Thu đã trở thành tỷ phú và tự hào với cụm từ “vua chuối” ngay trên đồng đất của gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Hòa Bình: Xây Dựng Thương Hiệu Cho Ngành Chăn Nuôi Hòa Bình: Xây Dựng Thương Hiệu Cho Ngành Chăn Nuôi

Ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi trong nông hộ có thể phát triển chăn nuôi một số con nuôi đặc sản như lợn bản địa, don, nhím. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh gồm gần 105.000 con trâu, bò, dê, hơn 5,3 triệu con gà, vịt.

02/04/2014
Các Đối Tượng Bơm Tạp Chất Vào Tôm Đối Phó Ngày Càng Tinh Vi Các Đối Tượng Bơm Tạp Chất Vào Tôm Đối Phó Ngày Càng Tinh Vi

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, các cơ sở thu mua tôm sú nguyên liệu thường tổ chức người canh gác, tập trung hàng hoá ở những địa bàn phức tạp, sâu trong những đoạn kênh rạch xa xôi, hẻo lánh, thậm chí vừa chở hàng trên sông vừa bơm chích tạp chất vào tôm.

25/07/2014
Làm Giàu Từ Mô Hình Vườn Rừng Tầm Vông Làm Giàu Từ Mô Hình Vườn Rừng Tầm Vông

Năm 1984, rời Đà Lạt, ông Ngô Tuất (1945) xuống thôn Hương Thủy, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh với quyết tâm phát triển sản xuất để nuôi 4 con nhỏ trưởng thành. Buổi đầu vợ chồng ông bà làm ruộng lúa, hoa màu, đậu đỗ và trồng dâu nuôi tằm trên diện tích vườn 3,1 ha tự khai phá mà có.

02/04/2014
Mực Khô Rớt Giá, Giá Dầu Tăng Ngư Dân Lo Lắng Mực Khô Rớt Giá, Giá Dầu Tăng Ngư Dân Lo Lắng

Mỗi tàu công suất 500CV tiêu thụ từ 70 đến 75 nghìn lít dầu cho mỗi chuyến đi biển 3 tháng, khi giá dầu tăng thêm 500 đồng một lít, chủ tàu phải đội thêm chi phí gần 38 triệu đồng mỗi chiếc. Trong ảnh: Tàu đánh bắt xa bờ cập cảng Cát Lở lấy dầu, nước đá đi biển.

25/07/2014
Đà Lạt Phát Triển Đô Thị Nông Nghiệp Sạch Đà Lạt Phát Triển Đô Thị Nông Nghiệp Sạch

Theo số liệu thống kê, đến năm 2012 Đà Lạt có 9.451ha đất canh tác. Điều đáng lưu ý là từ năm 2012 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không còn mở rộng, thậm chí là đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa.

02/04/2014