Vũ Yên Sơn Với Mô Hình Trại Gà Siêu Trứng

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại là hình thức sản xuất đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh ta…Nhờ chủ động được nguồn giống, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn thức ăn, nên chăn nuôi theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình trang trại chăn nuôi gà “siêu trứng” với hơn 9.000 con của anh Vũ Yên Sơn, ở thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc).
Bắt đầu từ năm 2005, với quy mô chỉ 1.000 con, đến nay trang trại của anh Sơn đã phát triển với số lượng hơn 9.000 con, đang trong thời kỳ thu hoạch trứng. Anh cho biết, với giá trung bình 1.500đồng/ trứng, mỗi ngày anh thu về hơn 2 triệu đồng, vị chi mỗi tháng, thu nhập của trang trại là gần 25 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí đầu vào.
Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh, phần còn lại xuất đi Khánh Hòa. Tổng giá trị 2 trại gà của gia đình gần 2,5 tỷ đồng. Anh Sơn chi biết, hiện trang trại đang sử dụng 5 lao động địa phương, với mức lương từ 3 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Để đạt được những thành quả như ngày hôm nay, từ sự kiên trì, biết học hỏi kinh nghiệm khắp nơi của anh Sơn. Anh cho biết, khi bắt đầu nuôi, tỷ lệ gà con bị chết là khoảng 10%, có thời điểm lên đến hơn 20%... chủ yếu là do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc.
Không bó tay trước khó khăn, anh khăn gói ra Khánh Hòa để học hỏi kinh nghiệm từ những trang trại chăn nuôi gà. Đến nay, nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật, tiêm phòng dịch đầy đủ, hiện nay tỉ lệ gà nuôi lớn và cho sinh sản tại trang trại anh đạt tới 99%, với năng suất cho trứng dao động từ 94% đến 96%. Đây là kết quả khá cao trong mô hình chăn nuôi gà lấy trứng. Hiện trại anh đang sử dụng giống gà CP được nhập từ Mỹ và giống gà Lương Mỹ của trung tâm giống quốc gia.
Tuy nhiên, theo anh khó khăn lớn nhất lúc này là ở đầu ra cho sản phẩm. Trước mắt, để khắc phục những khó khăn “bị động” trên, với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, cùng lúc, anh Sơn tiến hành nuôi chim cút đẻ trứng với số lượng 10 nghìn con (vì chim cút có thời gian sinh trưởng ngắn và nhanh mang lại hiệu quả kinh tế), lấy nguồn thu từ chim cút để bù lỗ nhằm tiếp tục duy trì trại gà. Hiện anh đang nuôi thử nghiệm 3.000 chim cút và đã đạt được kết quả tốt.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến nay, trung tâm đã hỗ trợ 1.650 đĩa nấm và trên 5.600 bịch thành phẩm nấm xanh cho nông dân các huyện Vị Thủy, Long Mỹ và Phụng Hiệp, đạt 82,5% kế hoạch cấy. Với mô hình này, đã quản lý được hơn 1.120ha lúa để phòng trừ rầy nâu ở các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, giúp nông dân nắm kỹ thuật sản xuất, cũng như sử dụng nấm xanh để quản lý dịch hại trên lúa.

Bệnh tập trung gây hại trên mía đẻ nhánh, vươn lóng. Bệnh trắng lá mía chưa có thuốc đặc trị, biện pháp hiệu quả nhất là phòng bệnh. Do vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa khuyến cáo nông dân: Đối với diện tích mía thời kỳ cây con, bị nhiễm bệnh nhẹ cần nhổ tiêu hủy và rắc vôi vào hốc cây bị bệnh để hạn chế lây lan.

Không ít nông sản đạt chứng nhận VietGAP nhưng vẫn bán với giá cả như sản xuất thường là một thực tế diễn ra tại rất nhiều hợp tác xã hiện nay. Nhưng đằng sau câu chuyện đầu ra, nhiều chuyên gia nhận định “cái được trước mắt là qua những buổi tập huấn làm theo quy trình, ít nhiều nông dân nhận thức được thế nào là sản xuất an toàn”.

Những năm qua, nông dân Sóc Trăng đã sử dụng giống lúa thơm dòng ST, đặc biệt là lúa ST5 đưa vào sản xuất với diện tích cao, trong đó có nhiều cánh đồng lớn sử dụng giống này. Do dễ trồng, cho năng suất và giá trị cao nên nhiều hộ nông dân khá lên nhờ trồng giống lúa được công nhận cấp Quốc gia này. Tuy nhiên, thời gian qua giá bán đã giảm nhiều, thậm chí nông dân còn không bán được lúa nên đã có nhiều nông dân bỏ sản xuất giống cấp Quốc gia.

Bí xanh giống Thiên Thanh 5 được cho là ít sâu bệnh, nếu trồng đúng kỹ thuật sẽ cho thu hoạch khoảng 1 tấn quả/sào. Với giá bán trên thị trường hiện nay từ 10 – 13 nghìn đồng/kg, người trồng bí sẽ thu hơn 10 triệu đồng/sào.