Vụ vải 2015 bắc giang thu được gần 2.900 tỉ đồng

Tại hội nghị tổng kết và tiêu thụ vải thiều năm 2015 do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức ngày 14/8, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết, dù thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài, nhưng tổng sản lượng vải thiều trong toàn tỉnh vẫn đạt 195.000 tấn quả tươi.
Năm 2015, trước cơ hội đưa quả vải vào một số thị trường "khó tính" như Mỹ, Australia... tỉnh Bắc Giang đã có kế hoạch từ cuối tháng 10/2014 nhằm định hướng cụ thể công tác sản xuất, xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều năm 2015. Theo đó, toàn bộ diện tích vải thiều của tỉnh được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn, mở rộng các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP...
Thị trường tiêu thụ vải năm nay được mở rộng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Cụ thể, khoảng 55% sản lượng vải thiều được tiêu thụ trong nước, tăng 8% so với năm 2014. Bên cạnh thị trường truyền thống Trung Quốc, vải thiều lần đầu tiên được xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Pháp, Anh và Nhật Bản.
Cũng theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, giá vải thiều năm 2015 cao nhất tính trong 5 năm trở lại đây, đạt trung bình 15.000 đồng/kg, cao hơn năm 2014 tới 3.000 đồng/kg; giá trị sản xuất vải thiều đạt 2.900 tỉ đồng.
Vải thiều được mùa được giá cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ phụ trợ như nhân công bốc xếp, sản xuất thùng xốp, sản xuất nước đá, đá cây. Doanh thu từ ngành nghề dịch vụ phụ trợ ước đạt 1.700 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.