Vụ tiêu năm 2014-2015 thất mùa nhưng được giá
Giá tiêu tăng cao
Vụ tiêu năm nay nhờ giá cao, gia đình bà Lê Thị Thảo ở ấp Bình Thắng, xã An Bình, huyện Phú Giáo trúng đậm. Trong nhà, bà mua sắm nhiều vật dụng mới như lò nướng vi ba, bếp từ, tivi LCD màn hình phẳng… Bà Thảo phấn khởi cho biết giá tiêu chưa bao giờ cao như trong vụ mùa 2014 - 2015, nhiều nhà nông trong xã đổi đời nhờ cây tiêu. Tiêu trồng không đủ bán nhưng thương lái vẫn tới tìm nguồn hàng.
Với 2.000m2 diện tích đất trồng tiêu, năm nay gia đình bà Thảo thu hoạch gần nửa tấn trái, bán được hơn 70 triệu đồng. Trừ công chăm sóc, tiền phân bón bà còn lời hơn 50 triệu đồng. Những gia đình trồng tiêu với diện tích lớn trên địa bàn xã An Bình còn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ trong năm nay.
Theo Hội Nông dân huyện Phú Giáo, năng suất tiêu năm nay chỉ bằng 70% so với năm trước nhưng giá cả tăng gấp 2 - 3 lần nên các gia đình trồng tiêu đều có lãi. Hiện nay trên địa bàn huyện có 9/10 xã đang phát triển cây tiêu với diện tích lên đến 276 ha, trong đó xã An Bình có 163 ha, chiếm 59% diện tích toàn huyện; năng suất đạt được từ 1,5 - 3 tấn/ha.
Giá tiêu hiện nay tăng rất cao nhưng mùa vụ sau chưa chắc vẫn giữ được giá, vì còn tùy thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới và các nước trong Hiệp hội xuất khẩu tiêu.
Không nên trồng ồ ạt
Năm 2014 trên địa bàn huyện Phú Giáo đã trồng mới thêm 43,4 ha cây tiêu, tăng 16% so với năm trước đó. Điều này dễ hiểu bởi trong điều kiện cây cao su giá mủ xuống thấp, các cây trồng khác năng suất, giá thành không ổn định… nên nhiều gia đình nông dân ở đây đã chuyển sang trồng cây tiêu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không nên kỳ vọng quá nhiều vào cây tiêu, vì diện tích cây tiêu tại Việt Nam hiện đã vượt xa quy hoạch đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết tổng diện tích hồ tiêu hiện nay đã vượt 80.000 ha và đang không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở một số tỉnh Tây nguyên. Đây là tình trạng đáng báo động, vì nguồn cung tăng giá thành hạt tiêu sẽ giảm mạnh; việc phát triển ồ ạt cây tiêu sẽ dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý chất lượng hạt tiêu khi tham gia thị trường xuất khẩu, đó là chưa kể đến nguy cơ bệnh dịch xảy ra trên cây tiêu khi diện tích hồ tiêu tăng nhanh.
Ông Trịnh Đức Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Giáo, cho rằng tuy diện tích cây tiêu tại địa phương không nhiều nhưng là nguồn lợi rất lớn cho nhiều gia đình nông dân trong thời điểm giá tiêu cao như hiện nay. Tuy vậy, việc người dân đua nhau trồng tiêu mà bỏ các loại cây trồng khác là việc không nên làm, vì tình hình thị trường xuất khẩu hồ tiêu chưa thật sự ổn định, giá cả thay đổi thất thường.
Năm 2010, các gia đình trồng tiêu tại huyện từng lao đao lận đận khi giá tiêu xuống thấp chỉ còn 12.000 - 15.000 đồng/kg. Do đó, các hộ nông dân cần tính toán đường hướng phát triển lâu dài, bền vững để tránh tình trạng “được mùa mất giá” như các năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Bắc Kạn, trên trà lúa mùa sớm bệnh đạo ôn lá đang gây hại mạnh trên các giống lúa như giống lúa nếp, C70, Syn 6, BTE1. Tại huyện Ngân Sơn hiện nay 1,2 ha lúa đang nhiễm bệnh đạo ôn với tỷ lệ bệnh phổ biến 1-2%, cá biệt 10%. Người dân đã chủ động phun thuốc, tuy nhiên thời tiết mưa nắng xen kẽ nên hiệu quả phun trừ thấp.

Định hướng chung của đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ với kết cấu hạ tầng đồng bộ, đồng thời, sản xuất gắn với tiêu thụ, trên cơ sở phát huy vai trò của kinh tế hợp tác, liên kết đa dạng.

Khoảng gần tháng nay, tại các chợ bán lẻ ở TP.Cao Lãnh hầu như vắng bóng trái cây TQ. Thay vào đó, trái cây Việt Nam như chôm chôm, măng cụt, thanh long... tràn ngập chợ, giá mềm. Tại một số chợ như Cao lãnh, Sa Đéc, các loại trái cây bị người tiêu dùng “điểm” vào danh sách xuất xứ TQ như táo, lê, nho... hầu như chỉ một, hai nơi bán. Ở một số sạp, mặc dù người bán chủ động thông tin cần thiết nhưng cũng vắng người mua.

Xuất phát từ một xã nghèo, thuần nông, khó khăn có thể nói vào bậc nhất trong 11 xã được chọn xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Do tỷ lệ hộ nghèo còn cao, điều kiện giao thông hạn chế, thu nhập bình quân đầu người thấp, hộ dân tộc Khmer nhiều… đã gây nhiều trở ngại cho xã.

Hiện nay trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại lúa mùa, trong đó đáng chú ý là sâu cuốn lá. Diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá là 6.566ha, trong đó nhiễm nhẹ hơn 3.000ha, trung bình hơn 3200ha, gần 300ha nhiễm nặng.